Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ năm 2010 của ThS.NCS Cao Duy Trinh – Trưởng khoa Khoa học Cơ bản
[ 28/05/2012 15:01 PM | Lượt xem: 1696 ]
Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ năm 2010 của ThS.NCS Cao Duy Trinh – Trưởng khoa Khoa học Cơ bản

Từ 09h00 đến 11h00 ngày 26/05/2012, tại phòng họp trường Đại học Khoa học, đã diễn ra buổi nghiệm thu cấp cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ cho đề tài “Phân tích diễn ngôn phê phán trong giáo dục: Hình ảnh mang tính tư tưởng điển hình nào được xây dựng qua ngôn ngữ của một giáo trình dạy tiếng Anh (American Headway 4, 2005)?”, mã số B2010-TN06-06 của ThS.NCS Cao Duy Trinh – Trưởng khoa Khoa học Cơ bản.

Hội đồng nghiệm thu đề tài (kèm theo quyết định số 295/ĐHKH–QLKH–QĐ ngày 23 tháng 05 năm 2012 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học) gồm các thành viên sau đây:

1. TS. Hoàng Lâm - Trường Đại học Khoa học, ĐHTN - Chủ tịch HĐ
2. ThS. Phan Thị Hòa - Trường Đại học Khoa học, ĐHTN - Ủy viên thư ký
3. ThS. Nguyễn Việt Hùng - Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN - Uỷ viên nhận xét 1
4. ThS. Hoàng Thị Ngọc Điểm - Khoa Ngoại ngữ, ĐHTN - Ủy viên nhận xét 2
5. ThS. Đặng Quỳnh Trâm - Khoa Ngoại ngữ, ĐHTN - Ủy viên Hội đồng
6. ThS. Trịnh Hồng Nam -Trường Đại học Hồng Đức - Ủy viên Hội đồng
7. ThS. Mai Văn Cẩn - Trường Đại học Sư phạm, ĐHTN - Uỷ viên Hội đồng

20120528_NCS_CAODUYTRINH_1.JPG

Đến dự với buổi nghiệm thu đề tài có PGS.TS Lê Thị Thanh Nhàn – Phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học, đại diện Bộ phận quản lý khoa học trường Đại học Khoa học cùng các cán bộ, giảng viên khoa Khoa học Cơ bản.

Nội dung đề tài thực chất là một phân tích diễn ngôn phê phán trong giáo dục về nội dung các bài học trong cuốn giáo trình dạy tiếng Anh Mỹ (American headway 4, 2005). Phân tích đi vào mô tả, giải nghĩa và nêu lý do sự tồn tại và củng cố các giá trị văn hóa, tư tưởng thông qua phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ thể hiện qua cuốn sách giáo trình nêu trên.

Đề tài đã thu được những kết quả đáng chú ý là sử dụng phân tích diễn ngôn phê phán, công trình đã kết nối được các vấn đề văn hóa, chính trị, quyền lực và việc dạy tiếng Anh. Đặc biệt, các giá trị văn hóa và tư tưởng của người Mỹ đã được dùng để xem xét trong mối quan hệ với tiếng Anh Mỹ. Qua các bài học trong cuốn sách Giáo khoa hiện lên mối quan hệ ngôn ngữ với văn hóa, chính trị và giáo dục. Hình ảnh cụ thể của một người nói tiếng Anh tiêu chuẩn cũng đã hiện ra cùng một số giá trị và chủ đạo. Đề tài cũng đã mô tả, giải thích và tường giải các mối quan hệ và hình ảnh đó.

Đề tài đã đạt được một số kết quả tốt, có ý nghĩa về lý luận đối với phương pháp diễn ngôn phê phán khi vận dụng xem xét các vấn đề về nhà trường và sách giáo khoa. Kết quả của đề tài cũng đóng góp vào thực tiễn giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam, khi soạn các giáo trình tiếng Anh cũng như quá trình dạy và học ngoại ngữ trên lớp.

20120528_NCS_CAODUYTRINH_2.JPG

Với những kết quả đó, đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao, có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn: Dạy một ngôn ngữ không chỉ dạy những quy tắc ngôn ngữ mà còn dạy cả những quy tắc xã hội chi phối ngôn ngữ đó, các giá trị văn hóa, chính trị tiềm ẩn sau nó trong ngữ cảnh mà nó được sử dụng. Thông thường, khi thiết kế sách giáo khoa, nhà thiết kế phải tính đến kiến thức ngôn ngữ, phương pháp giảng dạy và các kỹ thuật sư phạm phải áp dụng. Các yếu tố khác cần quan tâm là các giá trị và tư tưởng tạo dựng trong bất kỳ một cuốn sách giáo khoa nào, nhất là sách tiếng Anh dùng để dạy thứ tiếng toàn cầu hóa, không thể là gì khác ngoài cuốn sách được cộng đồng người nói kỳ vọng. Sách đó phải chấp nhận được, tương thích và tiêu chuẩn hóa theo người bản địa. Đồng thời, đề tài đề cập đến nhiều vấn đề chính trị xã hội liên quan đến dạy và học tiếng Anh như văn hóa, chính trị và quyền lực; giá trị và tư tưởng; một số giá trị của người Mỹ, giấc mơ Mỹ; tả, hữu và các lập trường chính trị ở Mỹ; tiếng Anh và người nói tiếng Anh bản xứ; tiếng Anh ngày nay và tương lai; lý thuyết phê phán và ngôn ngữ học phê phán; phương pháp giảng dạy phê phán và các khoa học mang nặng giá trị; bản chất chính trị của việc dạy tiếng Anh. Đề tài cũng nêu tổng quan về phân tích diễn ngôn phê phán với nhiều cách tiếp cận khác nhau và sử dụng phân tích diễn ngôn phê phán làm phương pháp luận để thực hiện nghiên cứu.

Khoa Khoa học cơ bản

(0208).3648.433

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 24