Nghị luận xã hội suy nghĩ về sự trưởng thành
[ 06/09/2018 00:00 AM | Lượt xem: 395 ]

Đề bài.

Nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ Winllam ArThu Ward đã từng phát biểu, “chuyến phiêu lưu của cuộc đời là học hỏi. Mục đích của cuộc đời là trưởng thành”. Đúng như vậy! Cuộc sống là một chuyến phiêu lưu, một chặng đường dài mà ở đó mỗi người lính học hỏi làm gốc và trưởng thành làm đích. Sự trưởng thành luôn là điều quý giá của mỗi người, bởi đó chính là yếu tố cần thiết để sống đẹp sống tốt với người với đời và với mình hơn. Bàn về vấn đề này, trong cuốn “nếu biết trăm năm là hữu hạn”, tác giả Phạm Lữ Ân viết “Tôi nghĩ trưởng thành là khi ta trở thành một chỗ dựa cho bất cứ ai, kể cả bản thân mình. Trở thành chỗ dựa cho bản thân là điều tối quan trọng”.

Cuộc sống của mỗi người là một chặng đường dài, nếu không có sự trưởng thành thì chúng ta sẽ mãi thất bại trên chặng đường đó. Trưởng thành, tức là sự che chắn lớn khôn của mỗi người trong việc nhìn nhận tiếp thu và xử lý cuộc sống. Theo tác giả Phạm Lữ Ân thì, “trưởng thành” tức là khi ta trở thành chỗ dựa nguồn động viên an ủi chắc chắn cho người khác và cho chính mình. “Chỗ dựa” cho bất cứ ai, tức là niềm động lực vững chắc cho mọi người và chỗ dựa cho “kể cả bản thân mình” tức là nguồn động lực, an ủi cho chính mình đều là biểu hiện của sự trưởng thành. Tác giả đặc biệt chú trọng “chỗ dựa cho bản thân”, là điều rất quan trọng mà ai cũng cần phải có đó là điều tối yêu “tối quan trọng”. Như vậy quan niệm của Phạm Lữ Ân muốn khẳng định, trưởng thành trước hết chính là trở thành nguồn sống, nguồn động viên khuyến khích người khác và quan trọng hơn là chính mình.

Trưởng thành là khi ta đã chín chắn, đã cứng cáp trước sóng gió cuộc đời hiểu và ứng xử trước những sóng gió đó lại càng chứng tỏ ta đã trưởng thành hơn. Vì vậy, nếu đã trưởng thành thì lúc đó là khi “ta có thể làm chỗ dựa cho bất cứ ai”. Cuộc sống không phải cũng lúc nào đều theo ý mình muốn. Những con người yếu đuối hay chí kém bền gặp những trắc trở đó dường như họ lại càng yếu đuối, thậm chí còn có cái nhìn bi quan. Nếu chúng ta có thể trở thành chỗ dựa trở thành nguồn sống, nguồn động viên cho họ, chứng tỏ là ta đã trưởng thành đã cứng cáp và chín chắn. Bởi chỉ khi ta hiểu cuộc sống biết chia sẻ biết, hướng họ tới một điều tốt đẹp thì đó chính là đã trưởng thành. Hơn nữa, mỗi khi trở thành chỗ dựa cho ai đó giường như ta có thể hiểu biết thêm có kinh nghiệm cuộc sống thêm. Cuộc sống muôn hình vạn trạng, giúp người tức là cùng giúp mình khi đó ta không chỉ trưởng thành về ý chí, về kinh nghiệm mà đó còn là sự trưởng thành về tình cảm.

Khi đã trở thành chỗ dựa cho người khác, thì khi đó ta trưởng thành. Vậy khi làm chỗ dựa cho chính bản thân thì sao? Theo tác giả khi làm chỗ dựa cho chính bản thân, tức là ta đã trưởng thành mà thậm chí nó còn là “sự tối trọng”. Bản thân mỗi người sinh ra chính là một cá thể riêng biệt. Đối mặt với cuộc đời với sóng gió dường như chỉ có mỗi chúng ta tự ý thức vươn lên, và vượt qua đó. Nếu như ta làm “chỗ dựa”, cho chính mình tức là ta đã hiểu mình hiểu cuộc sống. Mà một khi đã hiểu mình thì đó chính là trưởng thành. Hơn nữa nếu như sự am hiểu về chính bản thân đó, giúp cho chúng ta vượt qua mọi chông gai cuộc đời, thì ta lại càng trưởng thành hơn nữa. Làm chỗ dựa chỗ bản thân chính là “điều tối quan trọng”, bởi khi ta làm được chỗ dựa cho bản thân thì ta mới đủ khả năng làm chỗ dựa cho người khác. Hơn nữa làm chỗ dựa cho bản thân thì ta mới có sức mạnh vượt qua chông gai, thử thách sẽ làm cho con người ta chín chắn và cứng cỏi hơn nhiều. Cuộc sống tức là ta làm chủ bản thân, vì vậy một khi ta đã đến được với cái mốc thành chỗ dựa cho chính mình, thì lúc đó ta đã trưởng thành.

< http://vanhay.edu.vn/nghi-luan-xa-hoi-suy-nghi-ve-su-truong- >

Khoa Khoa học cơ bản

(0208).3648.433

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 7