BÍ QUYẾT LÀM BÀI THI THPT MÔN VĂN ĐẠT ĐIỂM CAO
[ 25/09/2018 00:00 AM | Lượt xem: 431 ]

(ĐSPL) - Để viết được bài văn đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài.

Cô giáo Nguyễn Thị Ninh, giáo viên tổ Văn Trường THPT Hà Nội - Amsterdam từng chia sẻ với thí sinh cách ôn tập và làm bài văn đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT trên báo Dân trí.


Mỗi bài văn cần có luận điểm rõ ràng

Muốn đạt hiệu quả cao môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp, thí sinh phải nắm chắc được kết cấu bài thi.

Đối với câu nghị luận xã hội, thí sinh phải nắm chắc kỹ năng làm nghị luận xã hội, biết tổ chức ý trong bài. Học sinh cần chú ý cách tổ chức luận điểm như sau:

- Luận điểm phải khoa học, chính xác

- Luậ̣n điểm phải rõ ràng, mạch lạc

- Luận điểm phải có tính hệ thống

- Luận điểm phải sâu sắc mới mẻ (đề̀̀ xuất được ý kiến mới)

Có kết cấu sáng tạo

Đối với phần Nghị luận văn học, các sĩ tửôn thi tốt nghiệp - đại họcphải nắm rõ xuất xứ, chủ đề tác phẩm văn học ra đời trong hoàn cảnh nào. Đối với văn xuôi thì nắm vững cốt truyện, nhân vật, chi tiết, nội dung nghệ thuật, những sáng tạo độc đáo trong tác phẩm.

Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài. Khi bàn luận hoặc phân tích có đưa ra được những ý kiến mới, đòi hỏi người viết có cảm thụ tinh tê ́và khả năng tư duy độc lập, chọn được dẫn chứng tiêu biểu, trúng vấn đề, có lời bình hay, phát hiện độc đáo.

Ngoài ra, cũng phải chú ý việc triển khai ý khi phân tích tác phẩm văn xuôi phải mạch lạc, lôgic, từ khái quát đến cụ thể. Các ý có sự liên kết chặt chẽ.

Phân tích sâu rồi mới mở rộng so sánh với các tác phẩm tương đồng. Nên đa dạng hóa câu văn, kết hợp câu nghị luận với câu nghi vấn, câu khẳng định, câu biểu cảm, câu văn giàu hình ảnh...Phải huy động vốn từ phong phú.

Với tác phẩm thơ, học sinh cần nắm chắc hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

Tác phẩm thơ khác với văn xuôi. Văn xuôi thiên về chi tiết, nội dung cốt chuyện còn ở thơ là hệ thống hình tượng và ngôn từ, hình ảnh.

Khi phân tích đoạn thơ, học sinh nên đặt trong chỉnh thể tác phẩm và phải nắm được ý chủ đạo, phân tích mối quan hệ giữa đoạn thơ và nghệ thuật song song để làm nổi bật tư tưởng nội dung chính của đoạn thơ.

Dù phân tích văn xuôi hay thơ thì thí sinh nên nhớ để vị trí của nhà văn trong tiến trình văn học.

Đối với đề thi Văn “mở”, tạo khoảng rộng cho chủ thể sáng tạo. Thí sinh không nhất thiết phải theo thứ tự A,B,C giải thích vấn đề tại sao, như thế nào. Tất nhiên, về mặt cốt lõi bên trong phải tuân theo lôgic nhưng làm mới vấn đề đó bằng cách đặt một câu chuyện nhập vào bài luận, từ vấn đề đó mình bàn luận ra.

Cùng mục đích giúp thí sinh đạt điểm cao môn Văn trongkỳ thi THPT quốc gia năm 2015, thầy Phạm Hữu Cường, giảng viên môn Văn, Trường đại học Sư phạm Hà Nội từng chia sẻ: "Khi nhận đề thi, thí sinh nên đọc thật kỹ đề bài thi, chú ý đến các từ ngữ quan trọng trong đề để từ đó xác định đúng yêu cầu, nội dung trong đề bài. Khi làm bài, thí sinh nên làm đủ các câu trong đề, bởi nội dung dù sơ sài một chút thí sinh vẫn được điểm cao hơn nhiều so với việc bỏ bớt đi một câu và tập trung làm quá chi tiết những câu khác”.

Cũng theo thầy Cường, cái khó của đề thi môn Văn là ở chỗ thí sinh phải giải quyết được đầy đủ, sâu sắc yêu cầu của đề trong một thời gian hạn hẹp. Vì vậy khi làm bài thi, thí sinh nên chú ý đến việc phân bổ thời gian hợp lý và dành ít phút viết thật nhanh ý chính ra nháp để tránh quên ý khi làm bài.

LINH SAN(Tổng hợp)


< http://www.doisongphapluat.com/giao-duc/tuyen-sinh/bi-quyet- >

Khoa Khoa học cơ bản

(0208).3648.433

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 34