Đ/C PHẠM THỊ BÍCH THẢO BẢO VỆ THÀNH CÔNG LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC
[ 01/06/2012 14:00 PM | Lượt xem: 4673 ]
Dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sỹ Bùi Quang Hải (ĐH TDTT Bắc Ninh) và PGS.TS Trương Kiến Thành (Học viện TDTT Thượng Hải), học viên Phạm Thị Bích Thảo – GV Bộ môn GDTC – Khoa KHCB đã bảo vệ thành công Luận văn thạc sỹ Giáo dục học, với đề tài “Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao năng lực thể chất cho nữ sinh viên năm thứ nhất khoa văn trường ĐHSP Thái Nguyên”, chuyên ngành Huấn luyện GDTC, mã chuyên ngành 0950303060, tại Học viện TDTT Thượng Hải – Trung Quốc, ngày 12/5/2012.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được thể hiện trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Năng lực thể chất là khả năng hoạt động thể chất của con người trong các hoạt động sống như học tập, lao động và hoạt động thể dục thể thao; nói cách khác năng lực thể chất chính là tình trạng sức khỏe và khả năng hoàn thành các hoạt động của con người trong cuộc sống. GDTC là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Lựa chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao năng lực thể chất cho nữ sinh viên năm thứ nhất khoa văn trường ĐHSP Thái Nguyên” làm đối tượng nghiên cứu, tác giả mong muốn đóng góp thêm trong việc tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thể chất cho nữ sinh viên góp phần nâng cao hiệu quả GDTC trong nhà các trường Đại học nói chung và Đại học sư phạm Thái Nguyên nói riêng.

Luận văn khẳng định vai trò, tầm quan trọng của GDTC trong các trường phổ thông và chuyên nghiệp đã được quy định trong Hiến pháp và Luật giáo dục Việt Nam. Tác giả cũng khái quát công tác GDTC trong nhà trường ở các nước trên thế giới và các tiêu chí đánh giá chất lượng GDTC. Từ đó, Luận văn đi vào đánh giá thực trạng công tác GDTC và năng lực thể chất của nữ sinh viên khoa văn năm thứ nhất Trường ĐHSP Thái Nguyên. Trong đó, nhấn mạnh những đặc điểm tâm sinh lý của phụ nữ lứa tuổi sinh viên có ảnh hướng trực tiếp đến quá trình tập luyện. Đó là tính can đảm, lòng dũng cảm, kiên trì, bền bỉ được đánh giá cao. Với nữ vẫn mang tính rụt rè, nhút nhát, sự mềm mỏng  tinh tế trong tính cách, cùng với những sở thích nghệ thuật, tính tỉ mỉ, ưa mềm mại, nhẹ nhàng. Phụ nữ thường chịu đựng và quyết tâm cao hơn nam, song xử lý lại chậm hơn. Đức tính cần cù, thận trọng, khéo kéo tinh tế thực sự là các yếu tố cần thiết trong việc vận dụng tập thể lực và thi đấu các môn thể thao.
Luận văn đã chỉ ra thực trạng công tác GDTC cho sinh viên trường ĐHSP Thái Nguyên còn nhiều bất cập: Giáo viên dạy môn GDTC còn thiếu, nội dung chương trình chưa hợp lý, điều kiện sân bãi dụng cụ chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên, các hoạt động ngoại khoá mang tính tự phát. Câu lạc bộ thể dục thể thao ít. Các giải đấu và kinh phí dành cho hoạt động TDTT chưa được quan tâm đúng mức. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, tác giả đã nêu ra 6 nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực thể chất của nữ sinh viên năm thứ nhất khoa văn trường ĐHSP TN là: 
1- Tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của việc tập luyện TDTT
2-  Cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy 
3- Thành lập CLB TDTT dành cho sinh viên
4- Tăng cường tổ chức các giải đấu cấp nhà trường, thường xuyên tham gia thi đấu các giải thể thao bên ngoài.
5 - Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ tập luyện
6- Tăng cường giáo viên TDTT và  bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Luận văn được đánh giá có nhiều đóng góp mới, các giải pháp đã được đề tài lựa chọn có thể áp dụng vào quá trình đổi mới công tác GDTC rộng rãi trong các trường Cao đẳng và Đại học.  Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các giáo viên dạy thể dục và các cán bộ quản lý hữu quan trong quá trình GDTC hoặc nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng TDTT trường học, đặc biệt là đối với nữ sinh viên.

Những hình ảnh của đ/c Thảo trong buổi lễ bảo vệ và sau khi trở về Khoa:


< Trịnh Thị Nghĩa >

Khoa Khoa học cơ bản

(0208).3648.433

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 19