HỌC VIÊN TRỊNH THỊ NGHĨA BẢO VỆ THÀNH CÔNG LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC
[ 30/07/2012 14:00 PM | Lượt xem: 1179 ]

HC VIÊN TRNH TH NGHĨA BO V THÀNH CÔNG LUN VĂN THC S TRIT HC

 

Ngày 6/7/2012, dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Hoàng Chí Bảo (UV Hội đồng Lý luận Trung ương), học viên Trịnh Thị Nghĩa – GV Bộ môn chính trị đã bảo vệ thành công Luận văn thạc sỹ Triết học, với đề tài: Vấn đề giải phóng con người – từ Triết học Mác đến triết lý Hồ Chí Minh, chuyên ngành Triết học, mã chuyên ngành 60 22 80, tại Trung tâm bồi dưỡng Giảng viên lý luận chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Buổi lễ diễn ra trang trọng, nghiêm túc và mang tính học thuật cao. Học viên đã trình bày xuất sắc kết quả nghiên cứu của mình cũng như trả lời thuyết phục các câu hỏi của Hội đồng chấm Luận văn. Theo đánh giá của các nhà khoa học, Luận văn có nhiều đóng góp mới trong cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề và làm phong phú thêm những nội dung về triết lý Hồ Chí Minh. Với những kết quả đạt được, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy một số chuyên đề triết học, chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh ở bậc đại học và cao đẳng.

Đến tham dự buổi lễ là đông đảo cán bộ, giảng viên, đại diện Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Khoa Khoa học cơ bản; gia đình và bạn bè của đồng chí.  

Sau đây, Khoa Khoa học cơ bản trân trọng giới thiệu sơ lược nội dung Luận văn và hình ảnh buổi lễ bảo vệ luận văn của đồng chí Trịnh Thị Nghĩa:

Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung được thể hiện trong 2 chương:

Chương 1: Vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác

Chương 2: Triết lý Hồ Chí Minh về giải phóng con người

Vấn đề con người luôn là vấn đề trung tâm của triết học trong mọi thời kỳ lịch sử. Nhận thức của con người ngày càng sâu rộng thì những vấn đề được đặt ra về bản chất của con người, về vai trò, vị trí của con người trong đời sống xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Nghiên cứu về con người và giải phóng con người không phải là một đề tài mới, song đây vẫn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có triết học, đặc biệt là triết học xã hội. Trong luận văn của mình, tác giả đi vào phân tích những nội dung chính sau :

+ Tư tưởng triết học của C.Mác - Ph.Ăngghen về giải phóng con người thông qua một số tác phẩm của hai nhà kinh điển; khẳng định được đây là vấn đề nền tảng, vấn đề xuyên suốt chủ nghĩa Mác.

+ Nghiên cứu triết lý Hồ Chí Minh về con người, về sự giải phóng người Việt Nam và làm rõ những cống hiến chủ yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự giải phóng con người Việt Nam trong thực tiễn.

+ So sánh vấn đề giải phóng con người giữa triết hoc Mác và triết lý Hồ Chí Minh, làm sáng tỏ giá trị khoa học, ý nghĩa cách mạng và phát triển của triết học Mác; đồng thời thấy được sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm nhanh chóng đưa Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để sự nghiệp đó nhanh chóng đi đến thành công, điều có ý nghĩa quyết định là phải đảm bảo sự nhất quán từ nhận thức đến hành động, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi cuộc cách mạng; nói cách khác con người là mục tiêu và động lực của sự nghiệp đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đại hội XI của Đảng còn nhấn mạnh, con người là chủ thể của phát triển. Giải phóng triệt để con người là mục tiêu của sự phát triển, tạo ra động lực cho sự phát triển, thể hiện bản chất của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.

Đinh Thị Hiển

 Một số hình ảnh về buổi lễ bảo vệ:



Khoa Khoa học cơ bản

(0208).3648.433

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 32