TRẮC NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN - CHUYÊN ĐỀ HỒ CHÍ MINH
[ 01/11/2019 00:00 AM | Lượt xem: 1461 ]

Trắc nghiệm luyện thi ngữ văn_ Chuyên đề Văn thơ Hồ Chí Minh

Ngữ văn - Lớp 12

Tài liệu câu hỏi trắc nghiệm luyện thi ngữ văn_ Chuyên đề "Văn thơ Hồ Chí Minh", dành cho các bạn học sinh khối Trung học phổ thông, đặc biệt là các bạn học sinh lớp 12, các bạn đang chuẩn bị luyện thi đại học tham khảo.

Câu hỏi 1:

Bình Ngô đại cáocủa Nguyễn Trãi vàTuyên ngôn độc lậpcủa Hồ Chí Minh giống nhau ở điểm nào?


  • a. Đều được đánh giá là những áng "Thiên cổ hùng văn".


  • b.Đều được đánh giá là những văn bản "Văn sử bất phân".


  • c.Đều được đánh giá là những áng văn bất hủ của văn học hiện đại.


  • d.Đều được đánh giá là hình tượng nghệ thuật phong phú.


Câu hỏi 2:

Đặc điểm nào chứng tỏ bài thơChiều tốicủa Hồ Chí Minh mang tính hiện đại?


  • a.Nhân vật trữ tình thường nhập vai một người khác, không xuất hiện, để giãi bày tâm sự.


  • b.Nhân vật trữ tình thường chìm đi giữa thiên nhiên, nhường chỗ cho cảnh vật, thiên nhiên.


  • c. Nhân vật trữ tình là trung tâm, chiếm vị trí nổi bật trong bức tranh phong cảnh.


  • d.Nhân vật trữ tình xưng "tôi" và trực tiếp thổ lộ trước thiên nhiên, đất nước và con người.


Câu hỏi 3:

Hồ Chí Minh về nước lần đầu tiên sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước vào


  • a.tháng 2/1943.


  • b.tháng 2/1940.


  • c.tháng 2/1942.


  • d. tháng 2/1941.


Câu hỏi 4:

Quan điểm sáng tác văn chương nào dưới đây là của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh?


  • a.Quan niệm về bản chất của văn học.(2)


  • b.Quan niệm về vai trò của người đọc.(1)


  • c.Quan niệm về tính chân thực của tác phẩm văn học.(3)


  • d. Cả (1), (2), (3).


Câu hỏi 5:

Dữ kiện nào sau đây nêu chính xác về hoàn cảnh sáng tác bài thơMới ra tù, tập leo núicủa Hồ Chí Minh?


  • a. Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh sau hơn một năm bị giam hãm, ra tù sức khỏe của Người suy giảm, chân yếu, mắt mờ. Người tập leo núi để nhanh chóng phục hồi sức khỏe về nước hoạt động.


  • b.Bài thơ sáng tác khi Người tập leo núi như một hoạt động thể dục thể thao bình thường.


  • c.Bài thơ sáng tác khi Người lên núi ngắm cảnh.


  • d.Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh sau hơn một năm bị giam hãm, ra tù sức khỏe của Người suy giảm, chân yếu, mắt mờ. Người về nước và tập leo núi để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.


Câu hỏi 6:

Câu thơ nào sau đây khái quát được phong cách bàiGiải đi sớmvà cũng là phong cách chung của tậpNhật ký trong tù?


  • a. "Vần thơ của Bác, vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình."


  • b."Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc Mà thơ bay, cánh hạc ung dung."


  • c."Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế? Ôm cả non sông mọi kiếp người."


  • d."Ngục tối trái tim càng cháy lửa Xích xiềng không khóa nổi lời ca."


Câu hỏi 7:

Với truyện ngắnVi hành, Nguyễn Ái Quốc có ý mỉa mai vị vua nào của triều đình nhà Nguyễn?


  • a. Khải Định.


  • b.Minh Mệnh.


  • c.Bảo Đại.


  • d.Tự Đức.


Câu hỏi 8:

Hai mặt đối lập nào khó dung hòa nhất nhưng đã được dung hòa một cách tự nhiên trong tâm hồn Hồ Chí Minh quaNhật kí trong tù?


  • a. Vừa kiên cường, cứng rắn vừa mềm mại, tinh tế.


  • b.Vừa khẩn trương, gấp gáp vừa ung dung tự tại.


  • c.Vừa oán trách, cười cợt nhà tù, vừa biết ơn những trưởng ban tốt.


  • d.Vừa đau khổ vì "mất tự do" vừa tự xem mình là "khách tự do".


Câu hỏi 9:

Thái độ của Hồ Chí Minh khi trích Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ là


  • a.phản đối.


  • b.hồ nghi về tính xác thực của nó.


  • c.đồng tình, nhưng cho rằng những nội dung trong đó đã lỗi thời, không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, cần phải sửa đổi.


  • d. đồng tình, cho đó là lẽ phải.


Câu hỏi 10:

Tâm tư của tác giả trong bàiMới ra tù, tập leo núilà


  • a.choáng ngợp trước cảnh núi mây trùng điệp.


  • b.thanh tịnh, êm đềm như lòng sông không chút bụi mờ.


  • c. bồi hồi, nhớ bạn xưa.


  • d.vui mừng vì được tự do.


Câu hỏi 11:

"Đến nay, tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa, thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp" (Vi hành, Nguyễn Ái Quốc)

Có thể diễn ý của tác giả trong câu văn sao cho chặt chẽ, sáng rõ, khúc chiết nhất?


  • a.Nếu như trước đây, tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa, thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế tại Pháp.


  • b. Nếu từ trước đến nay, tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa, thì từ giờ về sau, đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế tại Pháp.


  • c.Thời trước, tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa, bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế tại Pháp.


  • d.Cho đến nay, tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hóa, thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế tại Pháp.


Câu hỏi 12:

Dòng nào nóikhôngđúng về tập thơNhật kí trong tùcủa Hồ Chí Minh?


  • a.Tập thơ là bức tranh hiện thực tố cáo chế độ nhà tù, chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch.


  • b. Nhật kí trong tù là một tập thơ có hình thức hồi kí.


  • c.Tập thơ thể hiện một tài năng lớn với sự phong phú, đa dạng của bút pháp, sự thống nhất thẩm mĩ của những yếu tố khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong phong cách tự sự và trữ tình, cổ điển và hiện đại...


  • d.Tập thơ bộc lộ "tâm hồn vĩ đại của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng", là bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh.


Câu hỏi 13:

Hai mặt đối lập nào khó dung hòa nhất nhưng đã được dung hòa một cách tự nhiên trong tâm hồn Hồ Chí Minh quaNhật kí trong tù?


  • a.Vừa đau khổ vì "mất tự do" vừa tự xem mình là "khách tự do".


  • b. Vừa kiên cường, cứng rắn vừa mềm mại, tinh tế.


  • c.Vừa khẩn trương, gấp gáp vừa ung dung tự tại.


  • d.Vừa oán trách, cười cợt nhà tù, vừa biết ơn những trưởng ban tốt.


Câu hỏi 14:

Trong nguyên bản, câu thơ thứ ba không có chữ "tối" (chỉ là: "Thiếu nữ xóm núi xay ngô") trong bàiChiều tốicủa Hồ Chí Minh nhưng người đọc vẫn hiểu được trời tối nhờ chiếc lò than đỏ rực ở câu cuối. Thủ pháp nghệ thuật ấy gọi là gì?


  • a.Lấy động tả tĩnh.


  • b.Lấy điểm tả diện.


  • c.Lấy cảnh tả tình.


  • d. Lấy sáng tả tối.


Câu hỏi 15:

Hồ Chí Minh quan niệm văn chương phải có tính chân thật. Theo em, cách phản ánh hiện thực nào sau đây là có tính chân thật?


  • a.Phải có chất mơ mộng, lạc quan thật nhiều.


  • b.Phải tôn vinh cái đẹp.


  • c. Phản ánh đúng bản chất hiện thực, thấy được xu hướng vận động tích cực của cuộc sống.


  • d.Phải che giấu cái xấu.


Câu hỏi 16:

Chất "Thép" trong thơ Hồ Chí Minh chính là


  • a.ngôn từ lạnh lùng, cứng rắn.


  • b. xu hướng cách mạng và tiến bộ của tư tưởng, là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của thi ca.


  • c.hình ảnh kỳ vĩ, tráng lệ.


  • d.giọng điệu hùng hồn, lời thơ mạnh mẽ.


Câu hỏi 17:

Thái độ của Hồ Chí Minh khi trích Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ là


  • a.đồng tình, nhưng cho rằng những nội dung trong đó đã lỗi thời, không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, cần phải sửa đổi.


  • b. đồng tình, cho đó là lẽ phải.


  • c.phản đối.


  • d.hồ nghi về tính xác thực của nó.


Câu hỏi 18:

Người viếtTuyên ngôn độc lậpluôn láy đi láy lại hai chữ "sự thật" nhằm tạo được tác dụng gì?


  • a.Làm cho nghệ thuật tăng cấp cứ nâng thêm một bậc cao hơn nữa.


  • b.Làm cho kẻ thù không chối cãi được.


  • c. Làm nên những điệp khúc nối tiếp nhau tăng thêm âm hưởng hùng biện.


  • d.Làm cho nội dung vạch tội ác của thực dân dường như không dứt.

Câu hỏi 19:

Khổ thơ đầu của bài thơGiải đi sớmthể hiện điều gì?


  • a.Niềm lạc quan cách mạng và sự coi thường khó khăn, gian khổ.


  • b.Hoàn cảnh chuyển lao khắc nghiệt. (1)


  • c.Tư thế bình tĩnh, hiên ngang không ngần ngại trước những khó khăn của người tù cách mạng. (2)


  • d. Cả (1), (2) đều đúng.


Câu hỏi 20:

Nhận xét nào sau đây đúng nhất về văn chương Hồ Chí Minh?


  • a.Văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp được mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại.


  • b.Văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp được sâu sắc mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại.


  • c.Văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp được sâu sắc mối quan hệ giữa chính trị và văn học.


  • d. Văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp được sâu sắc tự bên trong mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại.


Câu hỏi 21:

Cuối năm 1942, trên đường sang Trung Hoa, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vì lí do gì?


  • a. Vì bị tình nghi là gián điệp của quân Nhật.


  • b.Vì bị tình nghi là gián điệp của quân Anh.


  • c.Vì bị tình nghi là gián điệp của quân Pháp.


  • d.Vì bị tình nghi là gián điệp của quân Nga.


Câu hỏi 22:

Trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, thực tế, Hồ Chí Minh đãkhôngđược đối xử như thế nào?


  • a.Như một người tù chính trị.


  • b. Như một vị "khách tiên".


  • c.Như một người tù khổ sai.


  • d.Như một người tù nguy hiểm.


Câu hỏi 23:

Nguyến Ái Quốc trong truyện "Vi hành" gọi tổng thống Pháp Alêchxăng Milơrăng là "Alêchxăng đệ nhất" với ý


  • a. phê phán cách cai trị của Tổng thống Milơrăng cũng giống như các vua chúa thời quân chủ chẳng có gì là dân chủ.


  • b.ngầm so sánh với Khải Định.


  • c.ca ngợi Tổng thống Milơrăng như một ông vua vĩ đại.


Câu hỏi 24:

Bài thơChiều tốicủa Hồ Chí Minh cho thấy chiều đang xuống và bóng tối bỗng bao trùm lên mọi cảnh vật. Người đọc nhận ra điều đó là nhờ yếu tố nào?


  • a.Cảnh cô em xóm núi xay ngô tối.


  • b. Cảnh đàn chim gấp gáp tìm chỗ ngủ.


  • c.Cảnh đám mây trôi lững lờ trên không.


  • d.Cảnh chiếc lò than đỏ rực ở cuối bài.


Câu hỏi 25:

Theo anh chị, tại sao trongTuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh lại trình bày dẫn chứng của phần nói về 5 năm từ mùa thu năm 1940 đến mùa thu năm 1945 lại dài hơn dung lượng dẫn chứng của phần nói về 80 năm đất nước ta chịu xiềng xích thực dân ?


  • 25Theo anh chị, tại sao trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh lại trình bày dẫn chứng của phần nói về 5 năm từ mùa thu năm 1940 đến mùa thu năm 1945 lại dài hơn dung lượng dẫn chứng của phần nói về 80 năm đất nước ta chịu xiềng xích thực dân ?


  • b.Vì ở đoạn trước, tội ác của thực dân Pháp được nêu một cách khái quát chứ không cụ thể như phần sau, mà phần nào cụ thể thì cần có nhiều dẫn chứng để minh họa hơn.


  • c.Vì người dân đều đã thấm thía nỗi đau của kẻ mất nước, điều họ cần là sự củng cố niềm tin vào quyền độc lập của dân tộc và sức mạnh để giữ vững quyền độc lập ấy.


  • d.Vì 5 năm ấy, đất nước ta trải qua nhiều biến cố lịch sử quan trọng hơn nhiều so với quãng thời gian 80 năm trước đó và Hồ Chí Minh trực tiếp tham gia vào những biến cố này.


Câu hỏi 26:

Hồ Chí Minh tự đánh giá như thế nào khi hoàn thành bảnTuyên ngôn độc lập?


  • a.Người mãn nguyện vô cùng khi viết văn bản này.


  • b.Người tạm hài lòng với văn bản này. Người đã thầm cho rằng Người đã tạo nên một văn bản có tầm vóc lớn.


  • c. Người đánh giá đây là một thành công thứ ba khiến Người cảm thấy "sung sướng".


  • d.Người chưa hài lòng ở một số lập luận trong bài.


Câu hỏi 27:

Trong bàiGiải đi sớm I, Hồ Chí Minh đã dùng hình ảnh gì để ví với người tù trên đường chuyển lao?


  • a.Quân nhân.


  • b.Hành nhân.


  • c.Thi nhân.


  • d. Chinh nhân.


Câu hỏi 28:

Tuyên ngôn độc lậpcủa Hồ Chí Minh được mở đầu bằng cách trích dẫn nào sau đây?


  • a.Trích dẫn Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1791).


  • b. Trích dẫn Tuyên ngôn độc lập (1776) của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1791).


  • c.Trích dẫn Tuyên ngôn độc lập (1776) của Mỹ.


  • d.Trích dẫn Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.


Câu hỏi 29:

"Tình" của Hồ Chí Minh trongNhật kí trong tùđược biểu hiện ở


  • a.tình yêu quê hương đất nước.


  • b.tình yêu thương con người.


  • c.tình yêu thiên nhiên.


  • d. tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, yêu con người.


Câu hỏi 30:

Câu thơ nào sau đây được chép lại từ bài thơChiều tốicủa Hồ Chí Minh có chỗkhôngchính xác so với nguyên tác?


  • a. "Cô vân mạng mạng độ thiên không".


  • b."Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ".


  • c."Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng".


  • d."Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc".


Câu hỏi 31:

Kết thúcTuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tuyên bố với thế giới: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam, quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Nội dung tuyên bố ấy là:


  • a.khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của đất nước mà nhân dân ta đã đánh đổi biết bao máu và nước mắt.


  • b. khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.


  • c.kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.


  • d.khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.


Câu hỏi 32:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận,...". Bạn hãy cho biết đáp án nào sau đây đúng nhất để thêm vào phần "..." còn thiếu:


  • a.anh chị em là người lính trên mặt trận ấy".


  • b. "anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy".


  • c."anh chị em là người chỉ huy trên mặt trận ấy".


  • d."anh chị em là dũng sĩ trên mặt trận ấy".


Câu hỏi 33:

Chữ "bánh xe vô lượng" trong truyện ngắn "Vi hành" được hiểu với nghĩa là


  • a.những tình huống bất ngờ, không lường trước được sẽ xảy ra trong tương lai.


  • b.những tình huống tuy bất ngờ những vẫn kiểm soát được.


  • c. những tình huống bất ngờ, không lường trước được đã xảy ra.


  • d.những tình huống đã được dự đoán trước, có thể đối phó.


Câu hỏi 34:

Tác phẩm nào sau đây không phải của Hồ Chí Minh?


  • a. Một chuyến đi.


  • b.Giấc ngủ mười năm.


  • c.Nhật kí trong tù.


  • d.Nhật kí chìm tàu.


Câu hỏi 35:

Hai mặt đối lập nào khó dung hòa nhất nhưng đã được dung hòa một cách tự nhiên trong tâm hồn Hồ Chí Minh quaNhật kí trong tù?


  • a.Vừa oán trách, cười cợt nhà tù, vừa biết ơn những trưởng ban tốt.


  • b.Vừa đau khổ vì "mất tự do" vừa tự xem mình là "khách tự do".


  • c.Vừa khẩn trương, gấp gáp vừa ung dung tự tại.


  • d. Vừa kiên cường, cứng rắn vừa mềm mại, tinh tế.


Câu hỏi 36:

Khi Nhật đầu hàng Đông Minh, thực dân Pháp đã đưa ra tuyên bố Đông Dương phải thuộc quyền của


  • a. Pháp.


  • b.Đồng Minh.


  • c.Việt Minh.


  • d.Nhật.


Câu hỏi 37:

Ở hai câu sau trong bài thơChiều tối, niềm vui của con người hiện lên qua hình ảnh


  • a. ánh lửa hồng.


  • b.lò than.


  • c.xóm núi.


  • d.cô thiếu nữ.


Câu hỏi 38:

Nhận xét nào sau đây phù hợp với bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu bài thơMới ra tù, tập leo núicủa Hồ Chí Minh?


  • a.Cân đối, hài hòa, nên thơ.


  • b.Tĩnh lặng, cân đối, buồn.


  • c.Hùng vĩ, cân đối, buồn.


  • d. Hùng vĩ, trong sáng, thi vị.


Câu hỏi 39:

GọiNhật kí trong tùlà một văn kiện lịch sử vô giá vì:


  • a.tác phẩm đã cho ta thấy được phần nào sự bất công của xã hội Trung Quốc thời Tưởng.


  • b.tác phẩm đã cho ta thấy được cuộc sống khắc nghiệt trong nhà tù Tưởng Giới Thạch.


  • c. tác phẩm đã cung cấp cho chúng ta những tư liệu quý giá về những năm 1942 - 1943 trong quãng đời hoạt động của Chủ tich Hồ Chí Minh.


  • d.tác phẩm là lời kêu gọi, động viên nhân dân cần lao đấu tranh cách mạng.


Câu hỏi 40:

Hồ Chí Minh sinh ra ở:


  • a.Thanh Chương, Nghệ An.


  • b.Đức Thọ, Hà Tĩnh.


  • c. Nam Đàn, Nghệ An.


  • d.Nghi Xuân, Hà Tĩnh.



< http://exam.muctim.com.vn/default/view/72 >

Khoa Khoa học cơ bản

(0208).3648.433

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 15