BÀI 2: SỐ PHẬN CON NGƯỜI (SÔ-LÔ-KHỐP)
[ 02/04/2020 00:00 AM | Lượt xem: 3992 ]

1. Những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác

a. Cuộc đời:

- M. Sôlôkhôp (1905-1984) là một nhà văn Nga lỗi lạc

- Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở thị trấn Vi- ô- xen-xcai-a thuộc tỉnh Rô-xtôp trên vùng thảo nguyên sông Đông.

-Ông sớm tham gia công tác cách mạng từ khá sớm: thư ký ủy ban thị trấn, nhân viên thu mua lương thực, tiễu phỉ….

- Cuối năm 1922 ông lên Maxtcơva làm đủ mọi nghề: đập đá, khuân vác, kế toán để thực hiện giấc mơ viết văn, thời gian rảnh ông dành cả cho việc tự học và đọc văn học.

- 1925 ông trở về sông Đông bắt đầu viết “Sông Đông êm đềm”, cuốn tiểu thuyết lớn nhất của đời mình

- Năm 1926, ở tuổi 21, ông cho in 2 tập truyện ngắn là :Truyện sông Đông, Thảo Nguyên Xanh

- Năm 1932 là Đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô.

- 1939 ông được bầu làm viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô.

- Trong thời kỳ chiến tranh Vệ quốc (1941-1945) với tư cách là phóng viên chiến tranh, ông xông pha nhiều mặt trận và cho ra đời nhiều tác phẩm phản ánh cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

- 1965 ông được tặng giải thưởng Nôben về văn học với tiểu thuyết Sông đông êm đềm

b. Sự nghiệp

- Vị trí: Sôlôkhôp là nhà văn hiện thực lớn của nền văn học Xô Viết cũng như nền văn học thế giới thế kỷ XX.

- “Sông đông êm đềm” là cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của Sôlôkhôp, tác phẩm đã được nhận giải thưởng quốc gia, đã được nhà văn lão thành của Nga đánh giá Sô- lô- khốp “Con đại bàng non tung cánh trên bầu trời văn học”. Và năm 1965, bộ tiểu thuyết này đã đạt giải Nô- ben về văn học.

- Ngoài ra ông còn có tiểu thuyết “Đất vỡ hoang” “Họ chiến đấu vì tổ quốc” và nhiều bài ký, chính luận, truyện ngắn nổi tiếng khác (Số phận con người)

- Tác phẩm của ông phản ánh chân thực cuộc sống và con người Nga với những nét tính cách điển hình trong cả thời chiến và thời bình.

2. Tóm tắt đoạn trích

Tác phẩm kể về cuộc đời của người lính Hồng quân tên là Xô-cô- lôp. Trước chiến tranh anh có một gia đình hạnh phúc, một vợ và ba con. Chiến tranh bùng nổ, Xô- cô- lôp ra mặt trận, rồi bị thương. Sau đó anh bị bọn pháp xít bắt làm tù binh và bị tra tấn dã man. Cuối cùng anh trốn thoát trở về đơn vị. Anh được tin vợ anh và hai con gái bị máy bay phát xít Đức giết hại. Anh chỉ còn một niềm hy vọng duy nhất là đứa con trai hiện đang là đại uý pháo binh. Khi chiến tranh gần kết thúc, Xô-cô-lốp cùng Hồng quân tiến vào Beclin, anh hy vọng sẽ gặp con trai. Nhưng nghiệt ngã thay, con trai anh đã hy sinh đúng vào ngày chiến thắng. Chiến tranh kết thúc, anh giải ngũ đến quê hương của một người bạn sinh sống và làm nghề lái xe tải. Tại đây anh gặp bé Va-ni- a, một chú bé cả cha lẫn mẹ đều chết trong chiến tranh. Anh nhận bé làm con nuôi, trái tim anh đã ấm lại phần nào. Trong đời thường anh gặp phải rủi ro và bị tước bằng lái xe. Nỗi đau mất mát trong chiến tranh vẫn luôn ám ảnh anh. Hai cha con anh, phải thay đổi chỗ ở, đến Ka-sa-rư để tìm cuộc sống mới. Anh luôn giấu mọi nỗi đau để đem lại niềm vui cho Vania.

3. Xuất xứ

Số phận con người được in lần đầu ở Liên Xô trên hai số báo Sự thật ra ngày 31-12-1956, ngày 1-1-1957.

4. Nhân vật Xô-cô-lôp, Va- ni-a

4.1. Chiến tranh và thân phận con người:

a. Người lính Xô-cô-lốp với những đau đớn về thể xác và tinh thần dường như không thể nào vượt nổi:

- Trong chiến tranh :

+ Bản thân bị thương, bị bắt làm tù binh.

+ Vợ, con gái và người con trai – niềm hi vọng cuối cùng của Xô-cô-lôp bị chết dưới bom đạn của phát xít.

- Chiến tranh kết thúc:

+ Anh không trở về quê hương vì anh đâu còn người thân thích

+ Anh đến nhà một người bạn ở U-riu-pin-xcơ nương thân

+ Anh làm lái xe cho một đội vận tải

+ Tìm sự bình yên sau mỗi chuyến xe bằng những ly rượu lử người dù biết nó rất nguy hại

- Hoàn cảnh của Xô-cô-lốp bắt buộc anh phải đối mặt và phải duy trì sự sống, chấp nhận mọi thách thức để sống, cần phải có ý chí và nghị lực để vượt qua thử thách khắc nghiệt của cuộc sống.

b. Bé Va-ni-a, một nạn nhân khác của chiến tranh:

Chiến tranh đã cướp đi của em tẩt cả:

+ Cha chết trận

+ Mẹ chết bom

+ Không biết quê hương

+ Không người thân thích

+ Cuộc sống lang thang, vất vưởng, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, ai cho gì ăn nấy, bạ đâu ngủ đó.

+ Con chim non nớt đã học cách thở dài của người lớn

4.2 Nghị lực vượt qua số phận:

+ Xô- cô- lốp đã không để cuộc đời của mình và bé Va-ni-a chìm nghỉm. Anh nhận bé Va-ni-a làm con nuôi và gọi con bằng một cái tên rất đỗi thân thương: Va- niu-ska.

+ Trái tim tưởng chừng như hoá đá của Xô-cô-lốp đã ngân rung trở lại.

+ Xô-cô-lốp rất hạnh phúc khi quyết định cưu mang bé Va-ni-a: anh run lên vì hạnh phúc, anh sung sướng trong tình cảm cha con, chăm lo cho bé va-ni-a từng cái ăn, cái mặc đến giấc ngủ. Lần đầu tiên sau một thời gian khá dài anh thấy mình ngủ ngon, trái tim đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ nay trở nên êm dịu hơn

+ Còn bé Va-ni-a cậu bé như con chim chích ríu rít, líu lo, vui với niềm vui của người cha mà chú bé luôn nghĩ là cha đẻ: “Bố yêu của con ơi!..con chờ mãi mới được gặp bố… Nó áp sát vào người tôi, toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió”

+ Trong niềm vui hạnh phúc khi có bé Va-ni-a, Xô- cô- lốp lại phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống thường nhật. Ngay cả bữa ăn cũng không thể qua quýt được: phải mua sữa, phải luộc trứng, phải có đồ ăn nóng… mà công việc của Xô-cô-lốp lại cần gấp. Anh quyết đinh để bé Va-ni-a ở nhà và cậu bé khóc suốt từ sang đến tối.

+ Những câu hỏi về chiếc áo bành tô da của cha đẻ Va-ni-a làm nhói lại ở Xô-cô-lốp nỗi đau về quá khứ của bé.

+ Trong niềm vui hạnh phúc khi có bé Va-ni-a, Xô- cô- lốp vẫn có nỗi khổ tâm riêng: hầu như đêm nào cũng chiêm bao thấy người thân quá cố, và lúc nào cũng thế, tôi ở bên này sau hang rào dây thép gai, còn vợ con thì tư do bên kia và rồi khi tỉnh giấc, gối đẫm nước mắt. Xô- cô- lốp đã nén nỗi đau riêng để đem lại niềm vui trọn vẹn cho bé Vanina.

=> đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả của người lính và người dân Xô Viết thời hậu chiến: long nhân hậu, vị tha, sự gắn kết giữa những cảnh đời bất hạnh và niềm hy vọng vào tương lai.

5. Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm

- Lên án chiến tranh phi nghĩa và sức mạnh phũ phàng của nó.

- Sự khâm phục và tin tưởng của nhà văn trước tính cách Nga kiên cường và nhân hậu

- Sô- lô- khốp thong báo trước muôn vàn khó khăn và trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai và hạnh phúc. Ông tin tưởng rằng: Con người vượt qua bất hạnh bằng tình yêu thương và lòng nhân ái. Tác giả tin tưởng vào tương lai của nước Nga qua thế hệ của bé Va-ni-a.

- Xác nhận thêm quan điểm nghệ thuật của Sô-lô-khốp: nghệ sĩ không thể lạnh lùng khi sáng tạo. Trước số phận trớ trêu, bi thảm của con người, nhà văn cũng bất giác để lộ sự đồng cảm và nhân hậu của mình.

- Xã hội cần quan tâm hơn tới số phận của những người “đã chiến đấu vì tổ quốc”

5. Nghệ thuật

- Nghệ thuật kể chuyện : kết hợp giữa hình tượng nhân vật kể chuyện với người kể chuyện là tác giả.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật : khắc họa tính cách, miêu tả tâm lý.

- Những lời trữ tình ngoại đề của người dẫn chuyện ở phần cuối tác phẩm gây xúc động lớn cho người đọc

7. Chủ đề tư tưởng, nhan đề:

- Số phận con người tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người sau chiến tranh. Tuy viết về những đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra nhưng tác giả vẫn giữ vững niềm tin ở tính cách Nga kiên cường, nhân hậu.

- Nhan đề của truyện: Số phận con người, gợi lên ý niệm về số phận con người, khi đặt nhân vật hoàn cảnh bất đắc dĩ, hoàn cảnh bất thường, đòi hỏi con người phải tự vươn lên hoàn cảnh. Hai con người, hai số phận, Xô-cô- lốp và bé Va-ni-a đều là nạn nhân của chiến tranh họ gắn kết với nhau bằng quan hệ cha-con, thì cả hai lại trở thành chung một số phận. Tính chất số phận xuất hiện như là một cách thức khái quát triết lí bao hàm mọi số phận của những người khác. Điều đặc biệt ở đây là khi hai con người đều bị bão tố chiến tranh thổi bạt một cách phũ phàng gặp nhau để tạo thành một số phận mới thì số phận ở đây không phải là một định mệnh thần kì mà số phận do chính con người tạo nên. Cũng như vậy, hạnh phúc của con người là do chính con người làm nên.

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1. (2 điểm): Nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Sô-lô-khốp

Xem mục 1

Câu 2 (2 điểm): Tóm tắt và nêu xuất xứ tác phẩm

Xem mục 2,3

Câu 3. (2 điểm): Những biểu hiện của tính cách Nga kiên cường, nhân hậu qua nhân vật Xô-cô-lốp. Nêu chủ đề tư tưởng và nhan đề của truyện?

Xem 4 và mục 7

Câu 3. (2 điểm): Ý nghĩa của lời trữ tình ngoại đề

Xem mục 5


< https://drive.google.com/file/d/0ByB2hznDHwhobl9qY3EwYzN3TTA >

Khoa Khoa học cơ bản

(0208).3648.433

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 23