Soạn bài Thực hành một số biện pháp tu từ ngữ âm trang 129 SGK Ngữ Văn 12 (phần 1)
[ 06/04/2017 00:00 AM | Lượt xem: 127 ]

Phân tích tác dụng của âm thanh, nhịp điệu, có sự phối hợp với phép lặp từ ngữ và kết hợp cú pháp trong đoạn trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (chú ý vần, nhịp và tính chất đối xứng)

I. TẠO NHỊP ĐIỆU VÀ ÂM HƯỞNG THÍCH HỢP

1. Nhận xét về nhịp điệu, sự phối hợp âm thanh (cùng với phép lặp cú pháp, lặp từ ngữ) trong đoạn văn trích trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh).

"Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp của 80 năm nay/ Một dân tộc đã gan góc đứng về phía phe Đồng Minh chống phát xít mây năm nay/ Dân tộc đó phải được tự do/ Dân tộc đó phải được độc lập".

- Đoạn văn gồm 4 nhịp (2 nhịp dài trước, 2 nhịp ngắn sau) phối hợp với nhau để diễn tả nội dung của đoạn:

+ Hai nhịp dài thể hiện lòng kiên trì và ý nghĩa quyết tâm của dân tộc ta trong việc đấu tranh vì tự do (gan góc) với một thời gian dài (hơn 80 năm nay, mấy năm nay).

+ Hai nhịp cuối khẳng định dứt khoát và đanh thép về quyền tự do và dân tộc của dân tộc ta (phải được).

Sự phối hợp về nhịp về mối quan hệ nhân quả trong đoạn văn

- Kết thúc ba nhịp đầu là các thanh bằng không dấu với ba âm tiết mở (nay, nay, do) do tạo ra âm hưởng ngân vang, lan xa. Kết thúc nhịp thứ tư là một thanh trắc với một âm tiết thép (lập) tạo ra sự lắng đọng trong lòng người đọc (người nghe).

- Nhịp điệu và sự phối hợp âm thanh cùng với phép lặp cú pháp một dân tộc đó...), lặp từ ngữ (dân tộc, đã gan góc, phải được) đã tạo ra âm hưởng hùng hồn, đanh thép cho lời tuyên ngôn.

2. Phân tích tác dụng của âm thanh, nhịp điệu, có sự phối hợp với phép lặp từ ngữ và kết hợp cú pháp trong đoạn trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (chú ý vần, nhịp và tính chất đối xứng)

- Đoạn văn có sự phối hợp vần bằng và vần trắc tạo sự hài hoà về thanh điệu cuối mỗi nhịp và sắc thái thiêng liêng, trang trọng cho lời văn.

- Nhịp điệu phối hợp nhanh, chậm, ngắn, dài và còn do các từ phản nghĩa với nhau tạo nên (đàn ông, đàn bà, già trẻ, súng, gươm...) làm tăng sức thuyết phục cho lời văn.

- Các cụm từ, các vấn đề và các câu đối xứng nhau (đàn ông - đàn bà, người già - trẻ, ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm...) tạo nên sắc thái hùng hồn cho lời văn.

3. Nhịp điệu và âm hưởng trong đoạn trích Cây tre Việt Nam của Thép Mới.

"Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu".

- Nhịp điệu lời văn khi nhanh khi chậm thể hiện những tình cảm say sưa, tự hào của tác giả đối với cây tre, đối với đất nước thân thương, tươi đẹp.

- Nhiều nhịp ngắn, dứt khoát, mạnh mẽ, đanh thép, phù hợp với không khí và tinh thần của nhân dân ta trong những năm kháng chiến.

- Phép nhân hoá về từ vựng và việc sử dụng nhiều động từ với nghĩa hoạt động (chống, xung phong, giữ hi sinh, bảo vệ).

- Hai câu đối vừa lặp từ ngữ vừa lặp kết cấu ngữ pháp, ngắn gọn, không dùng động từ, ngắt nhịp sau từ "tre" đầu của câu đã ấn tượng rõ rệt về một lời tuyên dương công trạng với tre: làm cho câu văn càng trở nên hùng hồn, mạnh mẽ.


< http://loigiaihay.com/soan-bai-thuc-hanh-mot-so-bien-phap-tu >

Khoa Khoa học cơ bản

(0208).3648.433

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 28