ĐỌC – HIỂU (3,0 ĐIỂM)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Mỗi người trước sau phải rước một đam mê.
Người không ham thích một cái gì cả là một người bệnh, một người không bình thường, hay là một người chuẩn bị đi tu, vì đã diệt dục. Nhưng ai dám bảo người tu hành là người không đam mê? Và đam mê một ý niệm thường mãnh liệt hơn đam mê một cái gì cụ thể.
Những bậc cha mẹ thường hay đón đường đam mê của con cái bằng mớm cho chúng một đam mê đầu đời: tập cho con thích vẽ, thích đàn và thích nhất là học. Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người.
Ngày nay, bởi có lắm cám dỗ đầu đời chầu trực ở ngay ngưỡng cửa gia đình và trường học, muốn cho con mình khỏi rơi vào một “đám muội” tối đen, cha mẹ nào cũng dốc sức làm lụng kiếm tiền cho con cái tham gia vào một cuộc chơi có ích (chơi tem, sưu tập tranh,… ) hay một môn thể thao (võ thuật, bơi lội, bóng đá,… ) mong sao ràng buộc sinh lực và năng khiếu của đứa trẻ vào cỗ xe đam mê trên đường đời.
Đó cũng là đầu tư vào một đam mê để tránh rơi vào những đam mê khác…
Giá như, do một trớ trêu nào đó của hoàn cảnh, tôi đam mê cờ bạc trong suốt thời gian ấy thì giờ đây ra sao? Rất có thể tôi đang mặc một chiếc ao ren vàng, rua bạc, rủng rẻng dây kim khí hoặc có thể bây giờ tôi đang co ro vì gió lùa qua lỗ rách.
May quá, tôi chỉ đam mê nghề dạy học. Tài sản mà tôi để lại gồm toàn giấy trắng mực đen và những nét chữ.
Đam mê là một ngọn lửa mà các thế hệ nối tiếp truyền cho nhau. Khổ nỗi, phần phật bốc cao cùng một lúc là ngọn lửa sinh tồn và ngọn lửa hủy diệt. Cả hai quấn quýt lấy nhau bao nhiêu là để sớm loại trừ nhau bấy nhiêu, sống chết đều bằng một ngọn lửa do ta đốt lên mà thôi.”
Nguồn -Đam mê-VietNam net.vn
Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2(0,5 điểm): Theo tác giả, người không ham thích một cái gì là người như thế nào?
Câu 3(1,0 điểm): Theo anh/chị vì sao tác giả cho rằng “Đam mê… vừa là ngọn lửa sinh tồn vừa là ngọn lửa hủy diệt”.
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị có đồng tình với quan điểm Mỗi người trước sau phải rước một đam mê không? Vì sao?
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong văn bản phần Đọc hiểu: “Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người”.
Câu 2 (5,0 điểm):
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp sử thi của nhân vật TNú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành- Trích Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo dục.
Từ đó anh/ chị hãy liên hệ với nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau để làm nổi bật tinh thần yêu nước và cách mạng của thế hệ trẻ Việt Nam:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,
Mặt trời chân lí chói qua tim.
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
(Trích Từ ấy- Tố Hữu- SGK Ngữ Văn 11- Tập II- NXB GD)
-Hết-
HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM HỌC: 2017-2018 Môn thi: Ngữ văn 12 (Hướng dẫn chấm thi gồm 03 trang) |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | Đọc hiểu
| 3,0 | |
1 | Phương thức biểu đạt: Nghị luận | 0,5 | |
2 | Theo tác giả Người không ham thích một cái gì cả là một người bệnh, một người không bình thường, hay là một người chuẩn bị đi tu, vì đã diệt dục. | 0,5 | |
3 | Vì: Đam mê học tập, lao động, sáng tạo làm những việc có ích giúp ích cho con người phát triển><Đam mê những cái xấu, đam mê những điều vô bổ thì ảnh hưởng xấu đến con người. | 1,0 | |
4 | Học sinh thể hiện được quan điểm đồng tình. Lí giải được một cách hợp lí. | 1,0 | |
II | Làm văn | 7,0 | |
Câu 1 | Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong văn bản phần Đọc hiểu: “Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người”. | 2,0 | |
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể triển khai đoạn văn theo các cách khác nhau: Diễn dịch, quy nạp | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước của thế hệ trẻ ngày nay | 0,25 | ||
c. Biết xây dựng và triển khai luận điểm, biết kết hợp lí lẽ và dẫn chứng làm nổi bật vấn đề: – Giải thích: đam mê học hỏi sẽ không bao giờ mang lại những hậu quả xấu. + Khẳng định niềm đam mê học hỏi là đam mê tốt đẹp, chính đáng, bổ ích luôn được tôn trọng, đề cao. + Học hỏi sẽ khiến ta học tập trong trạng thái vui vẻ phấn khích, từ đó học tập có hiệu quả hơn. + Học luôn là quá trình lâu dài, vất vả- có niềm đam mê mãnh liệt thì học sẽ dễ dàng vượt qua, xem khó khăn là cơ hội… + Học trong trạng thái ép buộc, dễ cảm thấy nhàm chán, bực tức, dẫn đến mệt mỏi, hiệu quả không cao. – Phê phán: lười biếng, thiếu niềm đam mê, thiếu quyết tâm… – Bài học vận dụng cho bản thân. | 1,0 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận | 0,25 | ||
Câu 2 | – Vẻ đẹp sử thi của Tnú, liên hệ với nhân vật trữ tình trong bài thơ Từ ấy. | 5,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát đánh giá được vấn đề. | 0,5 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Đảm bảo đúng chính tả và ngữ pháp. | 0,25 | ||
1/ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật – vấn đề nghị luận. 2/ Cảm nhận và liên hệ: * Nhân vật Tnú – Nhân vật mang vẻ đẹp sử thi nghĩa là tính cách, phẩm chất của Tnú có nhiều điểm tương đồng, khái quát hoặc được kết tinh từ tính cách, phẩm chất của con người Tây Nguyên; cuộc đời Tnú có điểm tương đồng với con đường đấu tranh cách mạng của con người làng Xô Man, đi từ khó khăn gian khổ đến thắng lợi, từ đau thương đến anh dũng. – Tnú trước hết điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên. + Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, bất khuất với kẻ thù : Tnú có 3 mối thù lớn : của bản thân, của gia đình, của buôn làng. + Sớm có lí tưởng cách mạng, trung thành với cách mạng, tính kỉ luật cao, bất khuất với kẻ thù . + Sức sống mãnh liệt, dẻo dai: chi tiết đôi bàn tay Tnú + Có tình thương yêu sâu sắc với gia đình, buôn làng. – Tnú còn là điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man: + Tnú mồ côi, gặp nhiều đau thương nhưng vẫn phát huy được cốt cách của người Xô Man : “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. + Tnú gặp bi kịch khi chưa cầm vũ khí: bản thân bị bắt, bị tra tấn dã man (mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt) ; vợ con bị giặc tra tấn đến chết. + Tnú được giải thoát khi dân làng Xô Man đã cầm vũ khí, đứng dậy đấu tranh, bảo vệ buôn làng- Chân lí cách mạng “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. + Vượt lên nỗi đau đớn, bi kịch cá nhân, Tnú quyết tâm gia nhập lực lượng giải phóng, giết giặc trả thù cho gia đình, quê hương, góp phần bảo vệ buôn làng. =>- Đó là sự hòa hợp cuộc đời và tính cách, cá nhân và cộng đồng để tạo nên vẻ đẹp toàn vẹn của một hình tượng giàu chất sử thi. * Liên hệ với tinh thần cách mạng của thế hệ trẻ Việt Nam qua đoan thơ “Từ ấy”- Tố Hữu: – Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; Nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của Tố Hữu. – “Từ ấy”: đánh dấu bước ngoặt quan trọng, niềm vui sướng hạnh phúc của một thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng cách mạng của Đảng, thấy gắn bó với nhân dân cần lao. – Khổ thơ đầu thể hiện thấm thía niềm vui sướng, say mê của nhà thơ khi bắt gặp lý tưởng Đảng: + Lý tưởng Đảng như mặt trời làm bừng sáng, ấm áp thế giới tâm hồn, xua tan những u ám buồn đau trong lòng thanh niên giàu nhiệt huyết nhưng bế tắc trong kiếp sống nô lệ. + Tố Hữu đón nhận lý tưởng như cỏ cây hoa lá đón nhận ánh sáng mặt trời. Tâm hồn trở nên tràn đầy sức sống, yêu đời, tươi mới. Lý tưởng Đảng trở thành nguồn cảm hứng cho thơ. 3/ So sánh điểm giống và khác nhau: – Sự tương đồng: Cả hai nhân vật đều thể hiện tinh thần yêu nước, sẵn sàng cống hiến, chiến đấu, hi sinh để bảo vệ đất nước. – Sự khác biệt: + TNú thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường bất khuất chống lại kẻ thù trong thời đại chống Mĩ; Nhân vật trữ tình trong bài thơ Từ ấy thể hiện sự chuyển biến trong nhận thức và vẻ đẹp tâm hồn của người thanh niên khi được tiếp nhận ánh sáng của lí tưởng Đảng. + Nhân vật TNú được kể lại bằng tác phẩm truyện ngắn với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, xây dựng được tình huống truyện độc đáo, xây dựng nhân vật đậm chất sử thi của Nguyễn Trung Thành; Nhân vật trữ tình trong Từ ấy được tái hiện qua thể thơ thất ngôn giàu nhạc điệu, giàu chất trữ tình, ngôn ngữ hàm súc giàu hình ảnh… =>Hai nhân vật đều thể hiện tinh thần cách mạng, tinh thần yêu nước trong đấu tranh để bảo vệ đất nước. Đó là sự tiếp nối xuất sắc của các nhà thơ, nhà văn với mạch nguồn yêu nước của Văn học Việt Nam. 4. Lí giải sự giống và khác nhau: – Do hoàn cảnh lịch sử, xã hội. – Do cách nhìn, phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ. | 0,25
2,0
1,0
0,25
0,25 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt | 0,25
| ||
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận | 0,25 | ||
Tổng điểm = 10,0 điểm |
–Hết-
Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 18