DÀN Ý
I. Mở bài:dẫn dắt vấn đề
II. Thân bài
+ “tình yêu mang tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời” là tình yêu gắn liền với những đặc điểm cảm xúc, tình cảm có tính quy luật. Đó là quy luật tình cảm thường gặp trong tình yêu của lứa đôi như nhớ nhung, giận hờn, khao khát …
+ Tình yêu “hiện đại” là tình yêu đề cao cái tôi cá nhân, đề cao những cảm xúc, khao khát mãnh liệt vượt qua những giới hạn. Đó là cá tính mạnh mẽ của người phụ nữ thế kỷ hai mươi bứt phá những nhỏ hẹp đời thường để đến với tình yêu rộng lớn bao la. Hiện đại ở đây gắn liền với quan niệm tình yêu tự do chứ không phải là thụ động như tình yêu truyền thống.
– Tình yêu ấy có nhiều trạng thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm, hiền hòa, êm dịu. Đó là chất nữ tính – một phẩm chất di truyền từ ngàn đời ở phụ nữ. Khi lại ồn ào, dữ dội với những ghen tuông, giận hờn vô cớ (cung bậc muôn đời khi yêu). Hai trạng thái cảm xúc ấy “Dữ dội – dịu êm/Ồn ào – lặng lẽ” là đối cực của sóng nhưng cũng là những cảm xúc nội tâm đầy phức tạp, mâu thuẫn nhưng cũng rất thống nhất hài hòa trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. (2 câu đầu khổ 1)
– Tình yêu truyền thống không thể thiếu nỗi nhớ thương và sự thủy chung. Nếu thủy chung là thước đo của tình yêu thì nỗi nhớ lại là sức sống của tình yêu (khổ 5-6)
– Đã yêu là tin và người phụ nữ trong tình yêu ngàn đời luôn tin điều đó. Niềm tin ấy đặt vào những con sóng biển. Sóng ở mãi tận giữa vô cùng, gặp muôn ngàn bão tố nhưng cuối cùng “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở” thì cuối cùng em tin tình yêu của chúng ta sẽ đến được cùng nhau (khổ 7)
– Qua hình tượng sóng và toàn bộ bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình. Ở đây không còn sự thụ động, chờ đợi (như trong truyền thống) nữa. Nếu “Sông không chịu hiểu mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, “tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung. (2 câu cuối khổ 1)
– Tình yêu hiện đại đó còn là khao khát tự lý giải bản thân: khổ 3.4 và khao khát được dâng hiến và hi sinh (khổ 9)
3. Bình luận
– Cả hai ý kiến đều đúng, ý kiến thứ nhất thiên về những đặc điểm của tình yêu truyền thống. Ý kiến thứ hai thiên về khẳng định bản lĩnh ở người phụ nữ – là vẻ đẹp của tình yêu hiện đại. Tuy bàn về hai vấn đề khác nhau của “Sóng” nhưng cả hai ý kiến không tách rời nhau, tình yêu hiện đại không tách rời truyền thống; chúng bổ sung cho nhau làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
III. KẾT BÀI
Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 546