Phân tích cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Toán năm 2016
[ 02/11/2018 00:00 AM | Lượt xem: 169 ]

Lop12.vn giới thiệu học sinh phụ huynh tham khảo xu hướng ra đề thi THPT quốc gia 2016 dựa trên thông tin về cấu trúc đề thi 6 năm trước do Bộ giáo dục công bố và phân tích cấu trúc đề thi trong 6 năm qua từ 2010 – 2015

Năm 2015 là năm Bộ giáo dục đã bắt đầu thay đổi trong đó ghép kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học gọi là kỳ thi THPT quốc gia 2015. Và năm 2016 kỳ thi thpt quốc gia sẽ tiếp tục được duy trì trong đó Cấu trúc đề thi môn toán thpt do đề thi để 2 mục đích là xét tốt nghiệp và công nhận đại học do vậy cấu trúc đề thi môn toán gồm 60% kiến thức cơ bản và 40% câu hỏi khó dần. Và đề thi sẽ sắp xếp xếp từ câu dễ tới câu khó.

Để giúp học sinh và phụ huynh có hình dung về cấu trúc đề thi thpt quốc gia 2016 sẽ như thế nào. Chúng tôiphân tích cấu trúc năm 2015 và phân tích cấu trúc trong 06 năm qua đề Thầy cô, học sinh cũng như bậc phụ huynh nắm rõ để có định hướng học tập tốt nhất.

•Phân bổ kiến thức theo lớp:Đề thi môn toán tập trung vào kiến thức cả 3 lớp là 10,11 và lớp 12 nhưng phần lớn vẫn là kiến thức lớp 12.

Về phân bổ kiến thức trong đề thi chính thức thì.Trong đó, phần kiến thức lớp 10 là hình học phẳng và câu hỏi số 8,lớp 11 phần lượng giác và xác xuất thống kê.

Nếu em nào học lớp 11 tốt có thể là được câu 10 (phần cực trị). Như vậy, kiến thứclớp 10 và 11 mỗi lớp khoảng 15%, còn lại trọng tâm vẫn nằm ở câu 12

Số câuNhận diện cấu trúc đề thi thpt quốc gia 2015Điểm
Câu 1Khảo sát hàm số bậc 31
Câu 2Tìm giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất của hàm số trên 1 đoạn1
Câu 3a) Số phức (tìm phần thực và phần ảo)1
b) Giải phương trình logarit
Câu 4Tính tích phân hàm đa thức (có chứa hàm e)1
Câu 5Hình giải tích trong không gian (viết pt đường thẳng, tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng)1
Câu 6a) Tính giá trị của biểu thức có chứa sin và cos1
b) Xác suất
Câu 7Hình học không gian (Tính thể tích khối chóp + tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau)1
Câu 8Hình học phẳng (bài toán tam giác – tìm tọa độ điểm)1
Câu 9Giải phương trình vô tỷ1
Câu 10Tìm giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất của biểu thức chứa 3 biến1
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN TOÁN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2014
NỘI DUNG KIẾN THỨCTỈ TRỌNG ĐIỂMPHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
1. Hàm số:
– Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số
– Các bài toán liên quan
(Ý a, b của Câu 1)
20%Nội dung kiến thứcHàm sốđược ra ở ý (a), (b) Câu 1 đề thi đại học các năm.

Qua các năm, câu hỏi phầnHàm sốcó mức độ khógiảm dần. Từ năm 2010 đến năm 2013, hai câu hỏi phầnHàm sốở mức độdễtrung bình,đến năm 2014, cả hai ý (a) và (b) đều ở mức độ dễ. Phần kiến thức này chỉ yêu cầu học sinh nhớ được kiến thức và tính toán thành thạo.

»Đây là nội dung kiến thức dễ, cơ bản mà hầu hết mọi học sinh đều phải làm được nếu muốn xét tốt nghiệp cũng như xét tuyển vào đại học (ít nhất là ý (a)).

2. Phương trình lượng giác10%Nội dung kiến thức phầnPhương trình lượng giácgiữ ổn định ở mức độ câu hỏidễ.Đặc biệt, đến năm 2014 thì ở mức“siêu dễ”.

»Với nội dung kiến thức này, học sinh chỉ cần nhớ, biết cách biến đổi và vận dụng các công thức lượng giác là có thể làm được.

3.Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình10%(riêng năm 2010 chiếm 20%) Đề thi năm 2010 có 1 câuBất phương trìnhvà 1 câuHệ phương trìnhvới tỉ lệ điểm chiếm20%. Từ năm 2011 đến 2014, đề thi chỉ còn 1 câuHệ phương trìnhvới mức độ câu hỏikhóyêu cầu học sinh nắm vững kiến thức và tư duy vận dụng cao.

»Học sinh phải nắm vững các phương pháp giải phương trình, hệ phương trình và chịu khó rèn luyện thêm các bài nâng cao mới có thể giải được trong điều kiện thời gian có hạn.

4. Tích phân10%Qua đề thi các năm, câu hỏi phầnTích phângiữ nguyên ở mức độ khótrung bình. Đề thi yêu cầu học sinh nắm vững các công thứcTích phâncơ bản, các phương pháp tínhTích phânvà cách vận dụng các kiến thức này.

»Đây là phần kiến thức vừa sức, học sinh dễ dàng kiếm điểm ở câu

5. Hình học không gian

– Thể tích
– Khoảng cách

Trong đề thi đại học môn Toán, phầnHình học không gianthường yêu cầu tính thể tích và tính khoảng cách. Qua đề thi các năm, câu hỏi tính thể tích thuộc mức độ câu hỏitrung bình, câu hỏi về khoảng cách thườngkhóhơn.

Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức về tính chất hình học trong không gian và công thức tính thể tích là có thể làm được câu về thể tích.

Yêu cầu tính khoảng cách yêu cầu học sinh phải có tư duy tốt về hình học không gian mới có thể giải được.

»Cả hai phần kiến thứcThể tích và Khoảng cáchđều yêu cầu cấp độ tư duy thông hiểu và vận dụng. Để dành điểm phần này, học sinh cần nắm vững kiến thức hình học không gian và chăm chỉ luyện tập để rút ra được kinh nghiệm tư duy hình học không gian.

6. Bất đẳng thức, GTLN-GTNN10%(riêng năm 2010 không có)Nội dungBất đẳng thức,GTLN – GTNNlà câu hỏi có tính phân loại cao nhất trong đề thi. (Năm 2010, đề thi không có nội dung này, thay vào đó là 2 câu HPT và BPT).Ví dụ:câu 9 đề thi Toán khối A năm 2014.

»Để làm được câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải thực sự có năng lực, có tư duy sáng tạo, có niềm đam mê và chịu khó rèn luyện trong suốt quá trình học phổ thông mới có thể hoàn thành. Đây có thể được coi là câu vận dụng cao rõ ràng nhất, là câu mà các trường tốp trên có thể sử dụng để phân loại thí sinh.

7.Hình học phẳng10%Các câu hỏiHình học phẳngcómức độ khó tăng dần, đặc biệt là năm 2013, 2014. Trong đề thi 2014, câu hỏi Hình học phẳng ở mức độkhó, yêu cầu học sinh phải tư duy ở mức độ vận dụng cao.

»Đây cũng là phần kiến thức mang tính phân loại thí sinh. Học sinh có mục tiêu vào các trường đại học phải tập trung ôn luyện và nắm vững kiến thức.

8.Hình giải tích không gian10%Nội dungHình giải tích không giantrong đề thi các năm 2010-2014 nằm ở mức độtừ dễ đến trung bình, độ khó tăng dần qua các năm nhưng ở mứcvừa phảivà không quá sức.

»Đây là phần kiến thứcdễlấy điểm trong đề thi, học sinh chỉ cần chăm chỉ rèn luyện là có thể làm được.

9. Tổ hợp – Xác xuất – Nhị thức – Số phức10%Nội dung kiến thứcTổ hợp – Xác suất – Nhị thức, Số phứclà phần kiến thứcdễtrong đề thi đại học các năm gần đây.

»Học sinh chỉ cần nhớ kiến thức cơ bản, thao tác tính toán đơn giản là có thể làm được.

Từ năm 2010 đến 2014, cấu trúc đề thi đại học môn Toán không thay đổi nhiều. Sự thay đổi lớn nhất là việc bỏ phân loại phần riêng cho ban cơ bản và ban nâng cao vào năm 2014 tạo ra sự công bằng đối với mọi thí sinh dự thi.

Trong đề thi đại học môn Toán các năm 2010 – 2014, các câu hỏi phân bổ ở mức độ dễ, trung bình, khó đảm bảo đề thi vừa sức với học sinh và vẫn phân loại được thí sinh. Trong đó, học sinh có thể dễ lấy điểm ở những câu có thuộc mức độ dễ, trung bình như chuyên đề1, 2, 4, 8, 9(theo bảng). Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản, biết nhận dạng phương pháp làm một số bài toán và tính toán cơ bản có thể đạt được khoảng 5 điểm. Những câu hỏi này thường không có tính đánh đố hay yêu cầu học sinh phải tư duy, sáng tạo ở mức độ cao.

Những chuyên đề3, 5, 6, 7tương đối khó đòi hỏi mức độ tư duy vận dụng, vận dụng cao. Để làm được các chuyên đề này, ngoài việc nắm vững kiến thức cơ bản, học sinh còn cần rèn luyện khả năng tư duy biến đổi cũng như tích luỹ thêm các kinh nghiệm làm bài.(Nguồn: Tuyensinh247)



< https://lop12.edu.vn/phan-tich-cau-truc-de-thi-thpt-quoc-gia >

Khoa Khoa học cơ bản

(0208).3648.433

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 27