BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ———————
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ————————
|
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
(Ban hành theo Quyết định số 52 /2008/QĐ-BGDĐT ngày tháng năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
––––––––––––––––––––––––
1. Tên môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Thời lượng: 2 tín chỉ
- Nghe giảng: 70%
- Thảo luận: 30%
3. Trình độ: Dùng cho sinh viên không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng.
4. Điều kiện tiên quyết: Sinh viên phải học xong môn học Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
5. Mục tiêu môn học:
- Cung cấp những hiểu biết có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hoá, Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục cung cấp những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Cùng với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin tạo lập những hiểu biết về nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và của cách mạng nước ta.
- Góp phần xây dựng nền tảng đạo đức con người mới.
6. Mô tả vắn tắt nội dung: Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học gồm 7 chương: chương 1, trình bày về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; từ chương 2 đến chương 7 trình bày những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh theo mục tiêu môn học.
7. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Phải nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng. Chuẩn bị thảo luận và đọc, sưu tầm các tư liệu có liên quan đến nội dung của chương.
- Dành thời gian cho việc nghiên cứu trước bài giảng dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
- Tham dự các buổi thảo luận, các buổi lên lớp theo quy định.
8. Tài liệu học tập:
- Chương trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản.
- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đạo biên soạn.
- Sách tham khảo: các tài liệu hướng dẫn học tập, nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh của Ban Tuyên giáo TW.
- Hồ Chí Minh: toàn tập, tuyển tập, đĩa CDROM Hồ Chí Minh toàn tập.
- Các Nghị quyết, Văn kiện của Đảng.
9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Theo quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hiện hành.
10. Nội dung chi tiết môn học:
Chương mở đầu
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA
HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh
a) Khái niệm tư tưởng và nhà tư tưởng
- Khái niệm tư tưởng
- Khái niệm nhà tư tưởng
b) Định nghĩa và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh
- Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh
- Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Đối tượng của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh
a) Hệ thống các quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh
b) Sự vận động của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng Việt Nam
3. Mối quan hệ môn học này với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Quan hệ với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
- Quan hệ với môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở phương pháp luận
2. Các phương pháp cụ thể
III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN
1. Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác
2. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị
Chương I
CƠ SỞ,
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Cơ sở khách quan
a) Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Bối cảnh thời đại (quốc tế)
b) Các tiền đề tư tưởng, lý luận
- Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam
- Tinh hoa văn hóa nhân loại
- Chủ nghĩa Mác - Lênin
2. Nhân tố chủ quan
Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh
- Khả năng tư duy, trí tuệ
- Nhân cách, phẩm chất đạo đức
- Năng lực hoạt động, tổng kết thực tiễn
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước
- Tiếp thu truyền thống của gia đình, quê hương, đất nước
- Những bài học thành, bại rút ra từ các cuộc đấu tranh chống Pháp
- Nung nấu ý chí yêu nước và quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới
2. Thời kỳ từ 1911-1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
- Tới Pháp và các nước châu Âu, nơi sản sinh những tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái
- Kiên trì chịu đựng gian khổ, ra sức học tập và khảo sát thực tiễn
- Tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội tiến bộ
- Tìm hiểu các cuộc cách mạng thế giới
- Đến với chủ nghĩa Lênin và tán thành tham gia đệ tam quốc tế, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn.
3. Thời kỳ từ 1921 - 1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
- Tiếp tục hoạt động và tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin
- Kết hợp nghiên cứu với xây dựng lý luận
- Hình thành hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam
4. Thời kỳ từ 1930-1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
- Giữ vững lập trường quan điểm trước khuynh hướng "tả khuynh" của Quốc tế cộng sản
- Theo sát tình hình để chỉ đạo cách mạng trong nước
- Xây dựng và hoàn thiện chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, xác lập tư tưởng độc lập, tự do dẫn tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám
- Tư tưởng về các quyền dân tộc cơ bản (trong Tuyên ngôn độc lập)
5. Thời kỳ từ 1945-1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện
- Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc
- Tư tưởng về chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính
- Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
- Tư tưởng và chiến lược về con người của Hồ Chí Minh
- Xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một đảng cầm quyền
- Về quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại...
III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc
a) Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam
b) Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển thế giới
a) Phản ánh khát vọng thời đại
b) Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người
Chương II
TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH
VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
1. Vấn đề dân tộc thuộc địa
a) Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa
- Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc
- Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc
b) Độc lập dân tộc - nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa
- Phương thức tiếp cận - từ quyền con người
- Nội dung của độc lập dân tộc
2. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
a) Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau
b) Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
c) Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp
d) Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
1. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
a) Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa
- Sự phân hóa của xã hội thuộc địa
- Mâu thuẫn của xã hội thuộc địa
- Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa
- Yêu cầu bức thiết của cách mạng thuộc địa
- Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa
- Tính chất của cách mạng thuộc địa
b) Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
- Lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc
- Giành độc lập dân tộc
- Giành chính quyền về tay nhân dân
2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
a) Rút bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó
- Con đường cứu nước theo lập trường phong kiến
- Con đường cứu nước theo lập trường tư sản
- Khủng hoảng về đường lối cứu nước
b) Cách mạng tư sản là không triệt để
- Cách mạng tư sản Mỹ
- Cách mạng tư sản Pháp
c) Con đường giải phóng dân tộc
- Cả hai cuộc giải phóng giai cấp vô sản và dân tộc bị áp bức chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới
- Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản
3. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo
a) Cách mạng trước hết phải có Đảng
- Yêu cầu tổ chức và giác ngộ quần chúng
- Phải liên lạc với cách mạng thế giới
- Phải có cách làm đúng
b) Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất
- Đảng mang bản chất giai cấp công nhân
- Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc
4. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
a) Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng bị áp bức
- Một cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng
- Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp chung của toàn dân tộc
- Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi
b) Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc
- Lực lượng toàn dân tộc
- Động lực cách mạng
- Bạn đồng minh của cách mạng
5. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
a) Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo
- Sức sống của chủ nghĩa tư bản tập trung ở các thuộc địa
- Khả năng cách mạng to lớn của nhân dân các dân tộc thuộc địa
- Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập
- Công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực tự giải phóng
b) Quan hệ của cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc
- Cùng chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc
- Quan hệ bình đẳng với cách mạng vô sản
- Cách mạng giải phóng dân tộc có thể giành thắng lợi trước
6. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực
a) Quan điểm về bạo lực cách mạng
- Tính tất yếu của con đường cách mạng bạo lực
- Bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng
- Hình thức của bạo lực cách mạng
b) Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hòa bình
- Tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình
- Phải tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng
- Khi tiến hành chiến tranh, vẫn tìm mọi cách vãn hồi hòa bình
c) Hình thái bạo lực cách mạng
- Khởi nghĩa toàn dân
- Chiến tranh nhân dân
- Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc
+ Nhận diện chính xác thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa
+ Tìm đúng con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa
+ Quan điểm về tính chủ động và khả năng giành thắng lợi trước của cách mạng giải phóng dân tộc
- Ý nghĩa của việc học tập.
+ Thấy rõ vai trò to lớn, vĩ đại của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
+ Nhận thức đúng sức mạnh của dân tộc, củng cố niềm tự hào, tự tôn dân tộc, từ đó có những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong xây dựng, phát triển dân tộc giàu mạnh, phồn vinh.
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a) Chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu sau khi giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản
b) Xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhằm giải phóng con người một cách triệt để
2. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a) Chủ nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội ưu việt
- Phương thức tiếp cận chủ nghĩa xã hội
- Một số định nghĩa tiêu biểu về chủ nghĩa xã hội
b) Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội
- Bản chất của chủ nghĩa xã hội- Các đặc trưng tổng quát:
+ Nhân dân làm chủ, đoàn kết
+ Có nền chính trị dân chủ
+ Có nền kinh tế, văn hóa, xã hội, con người phát triển
+ Có mối quan hệ hữu nghị, bình đẳng, hòa bình, hợp tác với các quốc gia trên thế giới.
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a) Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát
Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới
- Những mục tiêu cụ thể:
+ Về chính trị
+ Về kinh tế
+ Về văn hóa - xã hội
+ Về con người phát triển toàn diện
b) Động lực
- Động lực vật chất và động lực tinh thần
+ Động lực vật chất
+ Động lực tinh thần
- Kết hợp sức mạnh, động lực của tập thể, cá nhân con người
+ Động lực tập thể
+ Động lực cá nhân
- Kết hợp sức mạnh trong nước và quốc tế
II. CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Con đường
a) Quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
b) Con đường cách mạng không ngừng
2. Biện pháp
a) Phương châm
- Dần dần, từng bước vững chắc trên cơ sở xác định một cách đúng đắn bước đi
- Tổng kết kinh nghiệm của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đồng thời học tập kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới
- Có kế hoạch và có quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân
b) Biện pháp
- Có nhiều biện pháp khác nhau
- Quan trọng nhất là phát huy tài dân, sức dân, của dân
KẾT LUẬN
- Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh.
+ Gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội
+ Quan điểm thực tiễn trong tiếp cận chủ nghĩa xã hội
+ Nhấn mạnh yếu tố đạo đức nhân văn trong bản chất của chủ nghĩa xã hội
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
- Ý nghĩa của việc học tập.
+ Có cơ sở khoa học tin tưởng vào sự thắng lợi tất yếu, bản chất tốt đẹp và những ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa
+ Xác định thái độ và có những hành động thiết thực đóng góp vào công cuôc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Chương IV
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
I. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
a) Cách mạng trước hết cần có Đảng
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
- Kinh nghiệm cách mạng thế giới
- Kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam
b) Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử
- Khái quát sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam
- Sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân
- Sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào yêu nước
2. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
a) Lựa chọn con đường, xây dựng đường lối chiến lược, sách lược cách mạng
- Lựa chọn con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc
- Xác định chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn
- Xác định phương pháp cách mạng
b) Tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng
- Tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng trong nước
- Đoàn kết các lực lượng cách mạng quốc tế
c) Vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên
- Tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên
- Khả năng thu hút, tập hợp quần chúng của cán bộ, đảng viên
3. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
a) Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân
- Mục tiêu, lý tưởng của Đảng
- Nền tảng tư tưởng – lý luận của Đảng
- Nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng
b) Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của nhân dân lao động, là Đảng của dân tộc
- Cơ sở xã hội của Đảng
- Lợi ích mà Đảng đại diện
4. Quan niệm về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
a) Đảng lãnh đạo toàn diện mọi mặt đời sống xã hội
b) Đảng cầm quyền, dân là chủ
c) Cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH
1. Xây dựng Đảng – quy luật tồn tại và phát triển của Đảng
a) Đảng phải thường xuyên tự xây dựng
- Mục đích xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
- Nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
b) Quan điểm chỉ đạo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
- Về lý luận
- Về thực tiễn
2. Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
a) Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận
- Lý luận và vai trò của lý luận
- Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên
b) Xây dựng Đảng về chính trị
- Xây dựng đường lối cách mạng khoa học, đúng đắn
- Giáo dục đường lối, chính sách của Đảng
- Thông tin thời sự cho cán bộ, đảng viên
c) Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ
- Hệ thống tổ chức của Đảng
- Các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng
- Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng
d) Xây dựng Đảng về đạo đức
- Tư cách và đạo đức cách mạng của Đảng
- Phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên
KẾT LUẬN
- Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh.
+ Về sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Lý luận về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
+ Quan niệm xây dựng Đảng về đạo đức
- Ý nghĩa của việc học tập.
+ Thấy rõ vai trò lãnh đạo không thể thiếu được của Đảng trong cách mạng Việt Nam
+ Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
+ Tham gia thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về mọi mặt
+ Có phương hướng phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chương V
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1. Vị trí vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng
a) Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng
- Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài
- Đại đoàn kết dân tộc nhằm tập hợp mọi lực lượng
- Đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được khẳng định là vấn đề sống còn
b) Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
- Đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực
- Đại đoàn kết dân tộc phải được khẳng định là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng
- Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc
2. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc
a) Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
- Khái niệm DÂN, NHÂN DÂN và đại đoàn kết dân tộc - đại đoàn kết toàn dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh
- Nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc là liên minh công - nông
b) Đại đoàn kết toàn dân là tập hợp được mọi người dân vào cuộc đấu tranh chung. Để thực hiện được đại đoàn kết toàn dân cần cần chú ý:
- Kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc
- Phải khoan dung, độ lượng với con người, tin ở con người
- Phải có lập trường giai cấp rõ ràng
3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc
a) Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất
b) Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất
- Mặt trận phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Khối đoàn kết trong Mặt trận phải xuất phát từ mục tiêu chung
- Mặt trận phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ
- Mặt trận là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, thật sự, chân thành
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
1. Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế
a) Cơ sở khách quan
- Mục tiêu chung
- Lợi ích chung
b) Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
- Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại
- Sự cần thiết phải kết hợp
2. Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tế
a) Các lực lượng cần đoàn kết
- Với giai cấp công nhân quốc tế
- Với các dân tộc thuộc địa bị áp bức
- Các lực lượng tiến bộ trên thế giới
b) Hình thức
- Đoàn kết trên cơ sở xây dựng mặt trận giữa ba nước Đông Dương
- Mặt trận trong phe dân chủ
- Mặt trận các lực lượng tiến bộ
3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
a) Nguyên tắc chung
- Mục tiêu và lợi ích chung
- Có lý, có tình
b) Nguyên tắc cụ thể
- Tùy từng giai đoạn lịch sử
- Trên lập trường của giai cấp công nhân
KẾT LUẬN
- Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh
+ Quan niệm rộng rãi, có nguyên tắc về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
+ Quan niệm về đại đoàn kết có tổ chức, có lãnh đạo
- Ý nghĩa của việc học tập.
+ Thấy rõ vai trò, sức mạnh to lớn của đại đoàn kết; tin tưởng vào tiềm năng cách mạng của quần chúng nhân dân
+ Đóng góp sức mình vào xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; thật sự đoàn kết trong tập thể nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
Chương VI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
I. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
1. Quan niệm về dân chủ
a) Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân
b) Dân chủ là cơ sở đảm bảo quyền làm chủ, các quyền cơ bản của nhân dân lao động
c) Dân là chủ và dân làm chủ
- Quyền lực tối thượng trong cấu tạo quyền lực của Nhà nước là nhân dân
- Quyền hành và lực lượng là ở nơi dân
- Dân lập ra Đảng, chính quyền
d) Cơ chế bảo đảm quyền dân chủ: tất cả vì lợi ích của nhân dân
- Các tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể phải phục vụ nhân dân
- Cán bộ, đảng viên, chính quyền làm công bộc cho nhân dân
- Nhân dân phải làm tròn nghĩa vụ đối với đất nước.
2. Thực hành dân chủ
a) Thực hành dân chủ là động lực phát triển cách mạng
b) Phương thức thực hành dân chủ
- Thực hành dân chủ rộng rãi
- Thực hành dân chủ thông qua các thiết chế chính trị - xã hội
- Thực hành dân chủ thông qua việc đề ra và thực hiện đường lối, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước
II. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
1. Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
a) Nhà nước của dân
- Xác lập quyền lực của nhân dân trong hệ thống quyền lực
- Các Hiến pháp do Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng
- Các hoạt động thực tế của Hồ Chí Minh trong việc bầu cử Quốc hội b) Nhà nước do dân
- Nhân dân lập ra Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
- Quan niệm về chức vụ cán bộ Nhà nước là bởi dân ủy thác cho
- Nhân dân có quyền kiểm soát, giám sát và bãi miễn các đại biểu.
c) Nhà nước vì dân
- Mục tiêu hoạt động của Nhà nước là tất cả vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
- Nhà nước kết hợp các loại lợi ích khác nhau của nhân dân
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước
a) Về bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước
- Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
- Biểu hiện ở định hướng mục tiêu xã hội chủ nghĩa
- Biểu hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản là tập trung dân chủ
b) Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước
- Cơ sở khách quan
- Biểu hiện cụ thể
3. Xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ
a) Xây dựng Nhà nước hợp pháp, hợp hiến
b) Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp và pháp luật, chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống
- Vai trò của luật pháp trong quản lý xã hội
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật
c) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, tài
- Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức
- Tiêu chuẩn cán bộ, công chức
4. Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả
a) Tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp
b) Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước
- Các biểu hiện tiêu cực trong bộ máy nhà nước
- Các giải pháp phòng ngừa và khắc phục
c) Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với giáo dục đạo đức cách mạng
- Tăng cường giáo dục pháp luật
- Tăng cường giáo đục đạo đức
- Kết hợp giáo dục pháp luật và đạo đức, hình thành pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh
KẾT LUẬN
- Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh.
+ Lựa chọn kiểu Nhà nước phù hợp với thực tế Việt Nam
+ Bản chất dân chủ triệt để của Nhà nước mới
+ Quan niệm về sự thống nhất bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước
+ Kết hợp cả đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội
- Ý nghĩa của việc học tập
+ Thấy được vai trò của Hồ Chí Minh trong việc khơi nguồn dân chủ và xác lập Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam
+ Nhận thức bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta
+ Có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, tham gia xây dựng Nhà nước trong sạch, sáng suốt, mạnh mẽ.
Chương VII
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
1. Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
a) Phương thức tiếp cận văn hoá
b) Định nghĩa văn hoá của Hồ Chí Minh
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa
a) Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội
- Văn hóa là đời sống tinh thần, thuộc kiến trúc thượng tầng
- Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị
- Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng
b) Quan điểm về chức năng của văn hóa
- Khẳng định, nêu cao lý tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp
- Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí
- Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách tốt đẹp, lành mạnh
c) Quan điểm về tính chất của nền văn hóa
- Trong cách mạng dân tộc dân chủ: Dân tộc, khoa học và đại chúng
- Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa: Có tính chất dân tộc và nội dung xã hội chủ nghĩa.
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa
a) Văn hóa giáo dục
- Mục tiêu của văn hóa giáo dục: Thực hiên ba chức năng của văn hóa
- Nội dung giáo dục toàn diện
- Phương châm, phương pháp giáo dục
b) Văn hóa văn nghệ
- Văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ
- Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân
- Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới
c) Văn hóa đời sống
- Đạo đức mới
- Lối sống mới
- Nếp sống mới
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
a) Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng
+ Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng
+ Hồ Chí Minh coi đạo đức là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng.
- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội
+ Sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, nhân văn
+ Cán bộ, đảng viên của Đảng phải là một tấm gương đạo đức
b) Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
- Trung với nước, hiếu với dân.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.
- Có tinh thần quốc tế trong sáng.
c) Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
+ Nói đi đôi với làm - chống thói đạo đức giả
+ Phải nêu gương (tấm gương) về đạo đức
- Xây đi đôi với chống
+ Xây: Xây dựng các giá trị, các chuẩn mực đạo đức mới
+ Chống: Chống các biểu hiện, các hành vi vô đạo đức
+ Xây phải đi đôi với chống
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
+ Tu dưỡng đạo đức như một cuộc cách mạng trường kỳ, gian khổ
+ Mỗi người cần phải nhìn thẳng vào mình, phải kiên trì rèn luyện, tu dưỡng suốt đời như công việc rửa mặt hàng ngày
+ Việc tu dưỡng đạo đức của mỗi người phải được thể hiện qua mọi hoạt động thực tiễn
2. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
a) Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với cá nhân
- Tu dưỡng đạo đức theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh
+ Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân
+ Cần cù, sáng tạo trong học tập
+ Sống nhân nghĩa, có đạo lý
- Tu dưỡng đạo đức theo các nguyên tắc đạo đức Hồ Chí Minh
+ Kiên trì tu dưỡng đạo đức cách mạng
+ Nói và làm đi đôi với nhau
+ Kết hợp cả xây đựng đạo đức mới với chống các biểu hiện suy thoái về đạo đức
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
b) Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Phương pháp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Điều kiện đảm bảo học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
a) Hồ Chí Minh thường nói tới con người cụ thể, lịch sử.
b) Hồ Chí Minh khẳng định bản chất con người mang tính xã hội.
- Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất.
- Trong quá trình lao động, sản xuất các mối quan hệ được xác lập.
- Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử.
- Con người là tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược "trồng người"
a) Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người.
- Con người là vốn quý nhất
- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng
b) Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược "trồng người".
- "Trồng người" là yêu cầu khách quan, một chiến lược
- Chiến lược "trồng người" là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
- Để thực hiện chiến lược "trồng người" phải coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo.
KẾT LUẬN
- Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh
+ Đề cao vai trò của văn hoá, gắn văn hoá với phát triển
+ Xác lập hệ thống quan điểm có giá trị xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam
+ Đề cao vai trò của đạo đức, gắn đạo đức với sự phát triển tiến bộ của xã hội
+ Xác lập hệ chuẩn giá trị đạo đức cho con người mới Việt Nam
+ Coi trọng con người và xây dựng con người
- Ý nghĩa của việc học tập
+ Thấy rõ những cống hiến kiệt xuất của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới
+ Xác định rõ phương hướng, biện pháp học tập tư tưởng văn hoá, đạo đức, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
+ Nhận thức rõ biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự quan tâm đến con người
+ Xác định con đường phấn đấu để trở thành con người mới theo tư tưởng Hồ chí Minh.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 23