Hội thảo Khoa học quốc tế “Xây dựng nền tảnghọc liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam: đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ”
[ 13/01/2016 07:00 AM | Lượt xem: 647 ]
Phát triển học liệu mở và chia sẻ học liệu đang là xu hướng của các trường đại học trên thế giới và Việt Nam. Để làm sáng tỏ hơn về tầm quan trọng của học liệu mở trong chiến lược phát triển giáo dục đại học tại Việt Nam, đồng thời xây dựng cộng đồng đóng góp và sử dụng học liệu mở, cũng như tìm kiếm các giải pháp công nghệ nguồn mở, Khoa Thông tin-Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ mở - Bộ Khoa học và Công nghệ đồng phối hợp tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam: đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ - Building foundations for open educational resources for higher education in Vietnam: policies, communities and technological solutions” diễn ra vào ngày 29/12/2015, Khoa Thông tin-Thư viện (ĐHKHXH&NV).

Đến dự hội thảo, về phía các Cơ quan chính phủ có ông Đào Mạnh Thắng (Phó Cục trưởng CụcThông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia), ông Đào Ngọc Chiến (Phó Cục trưởng Cục Công nghệ cao, Bộ Khoa học Công nghệ), bà Vũ Dương Thúy Ngà (Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch). Về phía các tổ chức trong và ngoài nước có bà Hoàng Minh Nguyệt (Văn phòng UNESCO tại Việt Nam), bà Terry Parnell (Giám đốc Chương trình sáng kiến phát triển mở, Viện Quản lý Đông Tây). Về phía ĐHQGHN có TS. Nghiêm Xuân Huy (Phó Trưởng ban KHCN, ĐHQGHN). Về phía ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN có PGS. TS Phạm Quang Minh (Phó Hiệu trưởng Trường), TS. Đỗ Văn Hùng (Trưởng Khoa Thông tin-Thư viện), PGS. TS Trần Thị Quý (Chủ tịch Hội đồng Khoa học Khoa Thông tin-Thư viện). Hội thảo còn có sự tham gia của đại diện Ban giám hiệu, lãnh đạo phòng ban đến từ 425 trường đại học, các cơ quan thông tin thư viện, các hiệp hội nghề nghiệp như Hội Thông tin Việt Nam, Hội Thông tin Tư liệu, các công ty, doanh nghiệp trên khắp cả nước.

Nhằm mục đích nâng cao trình độ và kỹ năng liên quan đến vấn đề học liệu mở cho giáo dục đại học cho giảng viên, Khoa Khoa học Cơ bản, Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên đã cử hai giảng viên tham dự hội thảo là ThS. Hà Thị Thu HIếu và Lê Thị Quyên.

Quang cảnh hội thảo

Sau phát biểu khai mạc , Hội thảo được tiến hành với hai phiên như sau:

- Phiên thứ nhất:“Chính sách và mô hình học liệu mở”với các báo cáo : “Tổng quan về học liệu mở và nhận dạng các yếu tố tác động đến việc xây dựng và chia sẻ học liệu mở trong các trường đại học Việt Nam” của TS. Đỗ Văn Hùng (Trưởng Khoa Thông tin-Thư viện, ĐHKHXH&NV), “Sáng kiến Phát triển mở: hệ thống dữ liệu về phát triển tại khu vực Mekong” của bà Terry Parnell (Giám đốc Chương trình sáng kiến phát triển mở, Viện Quản lý Đông Tây), “Tổng quan về tài nguyên giáo dục mở và dự đoán một kịch bản tương lai của giáo dục Việt Nam” của ông Lê Trung Nghĩa (Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Quốc gia về Công nghệ mở), “Tổng quan về OCW, OER và MOOC” của ông Đỗ Ngọc Minh (Chương trình Tài nguyên Giáo dục mở, Quỹ Việt Nam).

TS. Đỗ Văn Hùng trình bày báo cáo đề dẫn

Bà Terry Parnell trình bày báo cáo đề dẫn

- Phiên thứ hai:“Cộng đồng, nội dung, công nghệ và công cụ cho học liệu mở”với các báo cáo: “Những yếu tố kỹ thuật giúp cho tài nguyên giáo dục mở sẵn sàng” của ông Nguyễn Thế Hùng (Phó Chủ tịch VFOSSA), “Tình trạng hiểu biết về tài nguyên giáo dục mở của giáo viên tại Trường Đại học Thăng Long” của TS. Vũ Đỗ Quỳnh (Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thăng Long), “Bàn về học liệu mở và vai trò của học liệu mở trong đào tạo ngành Khoa học Thông tin-Thư viện tại các trường đại học ở Việt Nam” của ông Trương Minh Hòa (Quản lý Thư viện, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright TPHCM).

Buổi hội thảo là cơ hội gặp gỡ vô cùng quý báu giữa các nhà nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Thông tin – Thư viện. Đây là dịp để các chuyên gia đầu ngành có dịp chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết cũng như những giảng viên trẻ có cơ hội học hỏi và trau dồi kỹ năng chuyên môn.

Tham dự các buổi hội nghị, hội thảo như trên là hết sức cần thiết, giúp các giảng viên trẻ có cơ hội tiếp xúc với những thành tựu tiên tiến nhất trong lĩnh vực thông tin – thư viện cũng như việc học hỏi thêm kiến thức nghề nghiệp và nâng cao kỹ năng chuyên môn.

Tin và ảnh: Lê Quyên

 

Khoa Khoa học cơ bản

(0208).3648.433

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 29