NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG NHẤT TRONG “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ”
[ 04/10/2017 00:00 AM | Lượt xem: 1533 ]

NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG NHẤT TRONG “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ” (PHẦN 1)

Trong bài viết này sẽ đi sâu phân tích lời đề từ và hình tượng dòng sông Đà mà trước hết là vẻ đẹp hung bạo, dữ dội của dòng sông.

Những nội dung quan trọng trong tác phẩm

· Lời đề từ

· Hình tượng dòng dông

· Hình tượng người lái đò

1. Lời đề từ

Lời đề từ dẫn hai câu thơ của hai nhà Cách mạng Ba Lan và Nguyễn Quang Bích. Hai tác giả đến từ hai nền văn hóa khác nhau nhưng cùng chung một niềm cảm hứng: Ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước

· Lời đề từ 1: “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”

+ Lời trầm trồ, thán phục trước cảnh sắc và con người xứ sở

+ Trong câu thơ, nổi bật hai hình ảnh “tiếng hát” và “dòng sông” -> tôn vinh vẻ đẹp dòng sông bên cạnh cuộc sống sinh hoạt yêu đời, lạc quan của con người. Đó là vẻ đẹp của mỗi miền quê đất nước khiến bao nghệ sĩ say mê.

· Lời đề từ 2: “Chúng thủy giai đông tẩu/ Đà giang độc băc lưu” (Mọi dòng sông đều chảy về đông/ Chỉ có một sông Đà chảy theo hướng bắc)

+ Vẻ đẹp độc đáo, khác biệt của dòng sông Đà

+ Ba từ “độc bắc lưu” gơi tả một vẻ đẹp bản lĩnh,dường như dòng chảy đó không chỉ là sắp xếp của tự nhiên nữa, mà là sự lựa chọn của bản thân dòng sông. Một nét cá tính, độc đáo, bản lĩnh được thể hiện rõ trong câu đề từ thứ hai.

2. Hình tượng dòng sông

2.1: Vẻ đẹp hung bạo, dữ dội của dòng sông

Nguyễn Tuân đã có có những cái nhìn mới lạ, mang tính phát hiện về một dòng sông Đà hung tợn, dữ dội, thậm chí có lúc còn đáng sợ. Đây là dòng sông của những thử thách đối với những con người có bản lĩnh, dám đương đầu với hiểm nguy để khẳng định tài năng, sức mạnh, tình yêu nghề nghiệp của mình.

a. Những cảnh đá bờ sông dựng vách thành

· Đây là điểm bắt đầu của hành trình khám phá

· Cảnh dựng ra hoang sơ, nguy hiểm, rợn ngợp, kích thích trí tò mò, niềm đam mê khám phá của những người ưa mạo hiểm.

· Liên tưởng độc đáo: “có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”, “Ngồi trong khoang Đà quãng ấy mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào đó trên cái nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện …”b. Mặt ghềnh hát loóng

· Đây là quãng đường thử thách cho bất cứ người lái đò nào: “Hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm…” -> câu văn nhịp nhàng, co duỗi như của sóng nước

· Dùng ngòi bút tả thực, hình ảnh dòng sông hiện lên với tất cả vẻ đẹp dữ dội, hung bạo

· Dùng những từ “gùn ghè”, “đòi nợ xuýt” -> dòng sông như một kẻ hiếu chiến, sẵn sàng gây sự, khiêu chiến với bất cứ ai ngang qua.c. Cái hút nước

· Kết hợp nghệ thuật so sánh và nhân hóa “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc” -> Quan sát tinh tế,kết hợp với liên tưởng dộc đáo tạo ra vẻ đẹp khác lạ cho dòng sông, người đọc có cảm giác như cái hút nước giống với những cửa tử, khiến ai đi qua cũng phải dè chừng.

· Miêu tả sống động âm thanh, chuyển động của những cái hút nước: “những cái giếng sâu nước ọc ọc lên như vừa rót dầu sôi vào” -> đáng sợ

· Hóa thân vào sự vật, hiện tượng để cảm nhận và miêu tả sự đáng sợ của dòng sông: “Tôi sợ hãi… vài sải” -> cảm giác chân thực, sống động

· Liên tưởng đến hình ảnh người quay phim -> liên tưởng thú vị, tài ba, mang đến cảm giác chân thực cho người đọc

d. Trùng vi thạch trận

Miêu tả hấp dẫn cuộc chiến đầy cam go của người lái đò với dòng sông. Hình ảnh trùng vi thạch trận thể hiện rõ nét cá tính của dòng sông: lúc ngông nghênh, lúc lúc dữ dôi, lúc trầm tĩnh, lúc mạnh mẽ đầy khí thế. Những trùng vi thách trận được bố trí như sự sắp xếp có ý đồ của tự nhiên.

· Mở đầu là những âm thanh hãi hùng: “thế rồi, nó rống lên như ngàn con trâu mộng… cháy bùng bùng”

· Hình ảnh những cái thác đá “thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”

· Miêu tả tư thế, vị trí, hình hài khác nhau của đá

· Những hòn đá được bố trí như trong một trận địa sẵn sàng nghênh đón “đá mai phục”, “đá to”, “đá bé”,…

· “Hình như sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn: Có hàng tiền vệ, có thanh viện, có những hòn đang nghênh chiến, có những hòn chiến đấu…” -> kết hơp nghệ thuật quân sự và thể thao để miêu tả trùng vi thạch trận

· Các trùng vi thạch trận được sắp xếp 3 vòng khác nhau, qua mỗi vòng, mức độ nguy hiểm càng lớn hơn. Miêu tả cuộc chiến qua 3 vòng trùng vi thạch trận, Nguyễn Tuân khiến bầu không khí trở nên căng thẳng, hồi hộp

· Trong cuộc chiến, dòng sông đã huy động đá, sóng, gió cả tiếng hò la vang dậy của mặt nước để thị uy tinh thần đối phương

· Các thuật ngữ quân sự được sử dụng liên tiếp: “mai phục”, “phục kích”, “hàng tiền vệ”, tuyến giữa”, “boong ghe kì”, “đánh giáp lá cà”, … -> tạo ấn tượng về một cuộc chiến đấu thực sự

· Sử dụng thủ pháp so sánh, nhân hóa, liên tưởng, tạo ấn tượng về một dòng sông có tâm địa độc ác, là kẻ thù số một luôn tìm cách tiêu diệt bất cứ ai ngang qua.

2.2: Dòng sông thơ mộng, trữ tình

a. Thay đổi điểm nhìn liên tục

· Từ trên tàu bay nhìn xuống

· Từ một người đnag du ngoạn trên sôngb. Cảm nhận về hình dáng, màu sắc của dòng sông

· Hình dáng

+ Từ trên cao nhìn xuống, tác giả có một cái nhìn khái quát, cụ thể về hình dáng dòng sông: như một sợi dây thừng ngoằn nghèo, đầy cá tính, nhưng cũng có lúc mềm mại, thướt tha như một người đàn bà kiều diễm

+ “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời…bãi lũa nương xuân” -> ngôn từ được trau chuốt, câu văn đầy nhạc tính -> nét đẹp đầy nữ tính của dòng sông, như mang trong mình linh hồn của Tây Bắc

· Màu sắc

+ Màu sắc được miêu tả trong mối quan hệ với thời gian : Mùa xuân: màu xanh ngọc bích, mùa thu: lừ lừ chín đỏ. -> dòng sông hiện lên như một con người, lúc hiền dịu tươi trẻ, lúc giân giữ, bực bội

c. Dòng sông Đà gợi cảm như một cố nhân

· Tác giả gọi sông Đà là “cố nhân” bởi chính tình yêu, sự gắn bó thân thiết, gần gũi như một người bạn tri kỉ.

· “Vui như thấy nắng dòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng” -> Ẩn đằng sau những câu văn, ta bắt gặp một cảm giác hạnh phúc dâng trào của một người như vừa tìm lại được chính mình sau chuyến hành trình dài

· Nhà văn phát hiện vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa giàu sức sống của sông Đà

+ Vẻ đẹp cổ kính: Tác giả cảm nhận qua hình ảnh “mặt nước sông Đà”, sự trong trẻo lấp lánh gợi ra liên tưởng về ánh sáng phản chiếu trên gương mặt của đứa trẻ nghịch ngợm. Tác giả so sánh với ý thơ của người xưa: “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”, hai dòng sông cách xa nhau về thời gian và không gian bỗng gần nhau đến lạ. Dòng sông Đà như dòng chảy từ quá khứ đến hiện tại, như đang cất giữ trong mình vẻ đẹp của một thời xưa cũ.

d. Vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng, trữ tình ven sông

· Đặt mình vào điểm nhìn của một người đang ngồi trên chiếc thuyền lặng lẽ trôi trên sông “thuyền tôi trôi trên sông Đà”. -> Câu văn sử dụng toàn các thanh bằng tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư thái, yên bình.

· Một không gian thuần túy, tự nhiên, không một bóng người, chỉ có cây cỏ và động vật

· Thủ pháp lấy động tả tĩnh: “tiếng cá đập nước đuổi đàn hươu vụt biến”

· Sự tĩnh lặng như khiến con người lạc vào một thế giới hoang sơ, tiền sử: thế giới của cổ tích, thế giới của những câu chuyện huyền thoại, của quá khứ xa xưa

· Choáng ngợp bởi thế giới vẽ ra trước mắt, nhà văn buộc lòng thốt lên “bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích thuở xưa” –> một sự vật được ví dụ như một cảm giác gợi nên vẻ đẹp trong trẻo, thuần khiết, tự nhiên.

· Một không gian đầy sức sống ven sông: sắc xanh của nương ngô, của những bức cỏ gianh đẫm sương đêm -> vẻ đẹp non tơ, mơn mởn

· Hình ảnh đàn hươu cúi đầu ngốn ngốn búp cỏ gianh vểnh tai… -> đầy chất thơ, gợi ra vẻ đẹp hữu tình.

3. Hình tượng người lái đò sông Đà

a. Một con người đời thường với vẻ đẹp bình dị

– Người lái đò được miêu tả là người làm nghề “chèo thuyền vượt thác” bởi công việc lái đò đã trở thành công việc hàng ngày gần gũi, gắn bó với ông

– Cuộc đời gắn bó với sông nước đã để lại dấu ấn trên ngoại hình của ông: 2 chân lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như đang kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, ánh mắt lúc nào cũng dõi xa, tiếng nói ầm ào như tiếng thác trên mặt ghềnh

– Vẻ đẹp bình dị được thể hiện qua cách Nguyễn Tuân gọi tên ông “Người lái đò sông Đà”, “ông đò Lai Châu bạn tôi”

b. Một người lái đò thông minh, dũng cảm, khéo léo

– Để làm nổi bật vẻ đẹp trí dũng của người lái đò, tác giả đặt nhân vật vào cuộc đối đầu căng thẳng, kịch tĩnh: hành trình vượt qua thác nguy hiểm, gian lao để chiến thắng dòng sông hung bạo, dữ dội. Dòng sông Đà là kẻ thù, nhưng đồng thời cũng là người bạn lớn của người lái đò. 2 sinh thể ấy được gắn chặt vào nhau bởi chính sự ngưỡng mộ tài năng, phẩm chất của nhau

– Hàng chục năm qua lại trên dòng sông đã giúp người lái đò hiểu được quy luật phục kích của dòng sông, binh pháp của dòng sông. Ông đã nhớ mặt và hiểu được tư thế của từng hàng đá nơi ải nước hiểm trở.

– Sự hiểm trở này đa giúp ông có những ứng biến thích hợp, mưu trí vượt qua mọi thử thách trên dòng sông.

– Vẻ đẹp về sự kiên cường: ông đò cố nén đau đớn để chèo con thuyền vượt qua những trùng vi thạch trận. Có lúc mắt ông lóa đi, gương mặt ông méo bệch nhưng ông vẫn không chịu khuất phục, đầu hàng.

– Cuộc vượt thác của ông đò thực sự là một cuộc kịch chiến với đá và nước. Tuy nhiên, giữa trận chiến đó vẫn vang lên tiếng chỉ huy đầy ngắn gọn, tỉnh táo của người cầm đò: “ông đò ghì cơn lái, nắm chặt lấy bờm, …”

– Cảm xúc nhẹ nhàng, thư thái khi vượt thách thức là phần thưởng xứng đáng cho những chiến thắng trên quãng sông đầy thử thách.

– Sau trận kịch chiến, người lái đò ung dung đốt lửa nấu cơm như chưa có chuyện gì xảy ra -> Thử thách trên dòng sông chỉ thoáng qua và ông đò đã quá quen thuộc với chuyện đó.

c. Vẻ đẹp tài hoa của người lái đò:người lái đò được miêu tả như một người nghề sĩ trong nghề chèo đò, vượt thác

– Người nghệ sĩ đam mê hết mực với nghề nghiệp của mình. Cuộc sống gắn bó với dòng sông những chưa một lần người lái đò tỏ ra nhàm chán, mệt mỏi với dòng sông, Mỗi cuộc hành trình vượt thác là một lần đối diện với thử thách mới. Tất cả đã trở thành niềm đam mê, tình yêu ăn sâu vào cảm xúc.

– Bàn tay chèo lái mềm mại, linh hoạt, uyển chuyển, đầy tài hoa

+ Người lái đò thường xuyên thay đổi chiến thuật

+ Con thuyền lướt nhanh, uyển chuyển như lướt qua một bản giao hưởng với những nốt thăng trầm mềm mại.

+ Ở 3 trùng vi thạch trận, người lái đò sử dụng 3 chiến thuật khác nhau: lúc tiến về tả ngạn, lúc lại về hữu ngạn và cuối cùng là lướt đi giữa tuyến đá gồ ghề

+ Tâm hồn người lái đò say mê cái đẹp. Sau mỗi cuộc vượt thác, ông đò lại say mê bàn tán về cá dầm xanh, cá anh vũ, về sự giàu đẹp của dòng sông Đà.


< (Nguồn: http://lop12.edu.vn) >

Khoa Khoa học cơ bản

(0208).3648.433

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 50