Chào các em,
Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về trọng âm
trong phát
âm tiếng Anh nhé! Ai học tiếng
Anh cũng biết phần trọng âm là phần khó, nó có quá nhiều qui tắc mà phần bất
qui tắc lại còn nhiều hơn ^^
Tuy vậy cô lại thấy đây là một phần học khá hay, bởi
vì khi các em nói một từ, hay một câu với đúng trọng âm, thì đã giúp cho cách nói
của chúng ta “Tây” hơn rất nhiều rồi đó! Còn khi nói sai trọng âm từ thì sẽ dễ bị hiểu lầm
hoặc người nghe nhiều khi chẳng hiểu mình gì cả!
Ví dụ như cùng một từ“present”nếu trọng âm đánh vào âm tiết “pre”, đọc là /ˈprɛz(ə)nt/, sẽ có nghĩa là món quà, còn trọng âm vào
âm tiết “sent” – đọc là /prɪˈzɛnt/, lại có nghĩa là thuyết trình.
Nào, vậy bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu một vài
quy tắc cơ bản về trọng âm tiếng Anh nhé
I.Đối ơi TỪ CÓ
HAI ÂM TIẾT(TWO-SYLLABLE WORDS)
1. Danh từ và tính từ
+Hầu hếtcác danh từ và tính từ đều có
trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: ‘beauty, ‘music,
‘danger, ‘paper, ‘happy, ‘pretty, ‘basic, ‘complex, etc.
+ Trường hợp ngoại lệ: Với danh từ, nếu âm tiết
thứ 2 không có nguyên âm ngắn thì trọng âm chắc chắn nhấn vào đó
Ví dụ :bal’loon, de’sign, es’tate, car’toon, etc
2. Động từ
+Hầu hết động từ, trọng âm thường rơi
vào âm tiết thứ hai. Nhất là nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài(pro’vide, ex’cuse,
pa’rade, complete),nguyên âm đôi (agree)hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ
âm (design, support, contract, record) thì âm
tiết đó chắc chắn nhấn trọng âm.
+ Với động từ có âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết
thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:‘enter, ‘travel, ‘open...
+ Các động từ 2 âm tiết có âm tiết cuối chứa
“ow”thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu.
Ví dụ: ‘follow, ‘borrow...
II. TỪ BA ÂM TIẾT TRỞ
LÊN (THREE-OR-MORE SYLLABLE WORDS)
+ Những từ có 3 âm tiết trở
lên, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ cuối lên.
Ví dụ: e’conomy, ‘industry, in’telligent, ’specialise, ge’ography…
Ngoại lệ: enter’tain, resu’rrect, po’tato, di’saster,..
+ Những từ là từ vay mượn của
tiếng Pháp(thông thường tận cùng là –ee hoặc -eer) thì trọng âm lại rơi
vào âm tiết cuối cùng ấy.
Ví dụ:engi’neer, volun’teer, employ’ee, absen’tee…
+ Những từtận
cùngbằng-ion, -ic(s)không kể có bao nhiêu âm tiết, trọng âm rơi vào âm
tiết trước nó.
Ví dụ:re’vision, tele’vision, pro’fession, pro’motion, so’lution, me’chanics,
eco’nomics, e’lastic, ‘logic,…
Ngoại lệ: ‘television,
+ Những từ tận cùng bằng-cy,
-ty, -phy, -gy, -al không kể có bao nhiêu âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết thứ
ba tính từ cuối lên.
Ví dụ:de’mocracy, relia’bility, bi’ology, pho’tography, se’curity, po’litical,
‘critical, eco’nomical…
Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 19