ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
(1) Như thế nào gọi là sống đơn giản ? Theo quan niệm của những người đề xướng ra trào lưu này, sống đơn giản không đồng nghĩa với cuộc sống khổ hạnh và nghèo đói, mà là cuộc sống được lựa chọn sau một quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng ; một cuộc sống hòa đồng với thiên nhiên, tìm kiếm sự cân bằng trong mối quan hệ động – tĩnh ; một cuộc sống hồn nhiên, vô tư, không lo lắng, siêu phàm và thoát tục,…Sống đơn giản là tự mình lắng nghe tiếng nói của lòng mình, xem rõ điều mình thật sự cần thiết là cái gì ? Là sống một cuộc sống thực sự của bản thân mình chứ không phải là bắt chước theo lối sống của người khác hoặc sống theo yêu cầu của người khác. […]
(2) Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn. Cần phải thiết lập một mối quan hệ thân thiết, gần gũi với con người và cảnh vật trong môi trường sống của chúng ta hơn. Trong cuộc sống hãy dành một khoảng thời gian và không gian của mình để tìm hiểu, gần gũi và yêu quý những con người sống xung quanh chúng ta. Hãy tự mình sống một cuộc sống chân thực và tạo dựng xung quanh mình một cuộc sống hoàn toàn chân thực đối với mình. Chỉ có khi nào bạn cảm thấy thực sự nhẹ nhàng, bắt đầu sống an nhàn, có ý nghĩa thì bạn mới có thể phát hiện ra tinh hoa của cuộc sống này…
(Theo Chương Thâu, báo Văn nghệ, số Tết 2002)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Thao tác lập luận được sử dụng ở đoạn (1) là gì?
Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào là sống một cuộc sống chân thực?
Câu 4. Anh (chị) có đồng ý với quan niệm sống đơn giản của tác giả không? Vì sao?
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ văn bản đọc hiểu trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) nêu suy nghĩ về lợi ích của một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên.
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu :
Mình về mình có nhớ ta
…
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1962)
Hãy so sánh tình cảm cách mạng thể hiện trong đoạn thơ trên với đoạn thơ sau trong bài thơ Từ ấy:
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ.
(Từ ấy – Tố Hữu)
ĐÁP ÁN
CÂU | Ý | NỘI DUNG | ĐIỂM |
Phần A | Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4 | 3.0 | |
1 | Hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên: tự sự, nghị luận. | 0.5 | |
2 | Tác giả bài viết lại cảm thấy “rất hài lòng” với nghề pha chế vì: • Có cơ hội học tập, gia tăng hiểu biết về nhiều mặt • Phát huy khả năng sáng tạo, thể hiện dấu ấn cá nhân (bản sắc) trong nghề nghiệp. | 0.5 | |
3 | Nêu nội dung của văn bản: • Thông qua việc dừng học Cao đẳng để theo đuổi nghề bartender, tác giả trình bày quan điểm của mình về tác dụng quan trọng của việc chọn nghề phù hợp. • Bày tỏ sự hài lòng đối với nghề bartender khi nghề này đã đem đến cho tác giả nhiều ích lợi. | 1.0 | |
4 | v Quan điểm: Đồng ý. v Nguyên nhân: · Không có nghề nghiệp vinh quang mà chỉ có con người làm vinh quang cho nghề nghiệp. · Chọn nghề tốt nhưng bản thân không có khả năng thực hiện thì hoàn toàn vô nghĩa. · Thành công của một người trong nghề nghiệp đến từ nhiều yếu tố chứ không phải do nghề tốt hay không tốt. | 1.0 | |
Phần B | Làm văn | ||
Câu 1 | Nêu ý kiến về tác dụng của việc chọn đúng nghề đối với thanh niên. | 2.0 | |
Có thể nêu một số nội dung sau: • Quá trình chọn nghề đã được xem xét nhiều yếu tố liên quan, từ đó hạn chế được sai sót, tốn kém, mất thời gian. • Làm việc với đam mê sẽ giúp vượt qua nhiều trở ngại thử thách. • Phát huy tốt nhất năng lực/ thế mạnh của bản thân và dễ thành công hơn. (Lưu ý: học sinh viết thành đoạn văn) | |||
Câu 2 | Phân tích diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Mị. Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo sau khi bị Thị Nở cự tuyệt trong đoạn trích truyện ngắn cùng tên của Nam Cao để nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của hai tác giả. | 5.0 | |
1 | Vài nét về tác giả, tác phẩm | 0.5 | |
Tô Hoài là một nhà văn lớn của dân tộc. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước. Truyện ngắn này được sáng tác năm 1952 trích trong tập Truyện Tây Bắc. Đó là kết quả chuyến đi dài tám tháng cùng bộ đội tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc của tác giả. Từ đó ông đã phản ánh chân thực và đầy xúc động cuộc sống bị áp bức và quá trình vùng lên đấu tranh của nhân dân nơi đây thông qua số phận của những con người tiêu biểu như Mị, A Phủ. | |||
2 | Diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Mị | 3.0 | |
a) Yếu tố tác động: Khi đang thức sưởi lửa để xua đi cái lạnh, vô tình Mị thấy“một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. b) Diễn biến tâm trạng, hành động – Đầu tiên, Mị lạnh lùng, vô cảm khi “vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay”. – Nhưng Mị dần thay đổi. Mị nhớ lại hoàn cảnh của mình trước đây khi bị A Sử hành hạ. – Cô bắt đầu thấy cảm thông cho A Phủ và căm phẫn tội ác của cha con thống lí. – Cô nghĩ đến thân mình và nhận thức được sự vô lí đối với A Phủ, đồng thời Mị tưởng tượng cảnh nếu A Phủ trốn được, Mị sẽ phải chết thay. c) Kết quả: Dần dần Mị đã thắng sự sợ hãi để dẫn đến kết quả là hành động cắt đây trói nhanh chóng, dứt khoát. Và sau phút giây ngắn ngủi “đứng lặng trong bóng tối”, Mị đã “vụt chạy ra” trốn thoát cùng A Phủ. | |||
3 | Đánh giá | 0.5 | |
– Tác giả đã trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên với ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo; câu văn giàu tính tạo hình và đậm chất thơ. – Diễn biến tâm lí và hành động của Mị đã thể hiện một tâm hồn khao khát hạnh phúc, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt; thể hiện tình cảm nhân đạo của nhà văn. | |||
4 | So sánh – nhận xét | 1.0 | |
v Giống: – Chú ý khai thác cả về hành động lẫn thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của nhân vật. – Tính cách được thể hiện sâu sắc, ấn tượng khi đặt trong quan hệ với một nhân vật khác. – Diễn biến hành động, tâm lí có nhiều bước chuyển bất ngờ, gắn với bước ngoặt của tác phẩm, góp phần tạo nên kịch tính cho truyện ngắn. v Khác: · Nhân vật Mị: – Diễn biến tâm lí và hành động thể hiện một tâm hồn khao khát hạnh phúc, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt. – Miêu tả tâm lí chủ yếu bằng độc thoại nội tâm, bằng những xúc cảm phức tạp. – Nhân vật mang tính chất tiêu biểu cho số phận người nông dân nghèo miền núi trong giao điểm của cách mạng, mang đậm màu sắc địa phương. · Nhân vật Chí Phèo: – Diễn biến tâm lí và hành động của Chí Phèo đã thể hiện nỗi đau của bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bi kịch vỡ mộng hoàn lương. – Miêu tả tâm lí bằng đối thoại và độc thoại nội tâm vớ những xúc cảm phức tạp. – Nhân vật mang tính chất điển hình cho số phận người nông dân nghèo đêm trước cách mạng. |
Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 8