Đề bài:
Cảm nhận của anh/chị về hành động cắt dây trói cứu A Phủ và chạy đi cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài của Mị ở cuối đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài). Từ đó liên hệ với hành động giết Bá Kiến và tự sát của Chí Phèo ở phần cuối truyện “Chí Phèo” (Nam Cao) để nhận xét quan điểm của Tô Hoài về số phận người nông dân trong xã hội cũ.
Gợi ý
Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hành động cắt dây trói của Mị
Thân bài:
* Cảm nhận về hành động cắt dây trói cho A Phủ và chạy theo A Phủ của Mị:
– Tái hiện chi tiết:
+ Lúc đầu nhìn thấy A Phủ bị trói đứng, “Mị vẫn thản nhiên ngồi thổi lửa, hơ tay”. Đây chính là dấu ấn của sự tê liệt tinh thần nơi Mị.
+ Chỉ đến khi nhìn thấy “giọt nước mắt lăn xuống hai hõm má đã sạm đen lại” của A Phủ, Mị mới dần thay đổi thái độ. Mị nhớ lại khi mình bị trói, nhớ đến cảnh người đàn bà đời trước bị chết vì trói đứng. Mị nhận thức rõ hơn về tội ác của nhà thống lí: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, chúng nó thật độc ác”. Sau đó, Mị thấy thương cảm cho A Phủ “Cơ chừng chỉ đêm nay là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Từ việc nhận thức được nỗi đau đớn, xót xa của mình, Mị đã nghĩ đến và biết thương cảm cho nỗi đau đớn mà người khác phải gánh chịu.
+ Mị nghĩ đến việc cởi trói cho A Phủ nhưng lại lo sợ, hoảng hốt, nếu A Phủ trốn được “Lúc ấy, bố con A Sử sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó. Mị liền bị trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy”.
+ Mị liều lĩnh hành động: “Mị rón rén bước lại…Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây…Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng: – Đi ngay…”. Rồi sau đó, “Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: – A Phủ, cho tôi đi”
– Y nghĩa
+ Là hành động bất ngờ nhưng hợp lí, phù hợp với tính cách mạnh mẽ của Mị.
+ Là hành động mang y nghĩa thức tỉnh, là hành động tự giải phóng, chống lại số phận của một người đàn bà đã bị cúng trình ma, làm nô lệ suốt đời nhà thống lí.
+ Thể hiện tài năng của Tô Hoài trong việc miêu tả tâm lí nhân vật
+ Thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm: Khi sức sống tiềm tàng trong con người hồi sinh, nó sẽ trở thành ngọn lửa không thể dập tắt.
* Liên hệ tới hành động giết Bá Kiến và tự sát của Chí Phèo:
– Tái hiện hành động (ngắn gọn): Sau khi bị Thị Nở từ chối, tuyệt vọng, Chí Phèo vác dao đến nhà bà cô Thị Nở. Nhưng trong cơn say, Chí lại đến nhà Bá Kiến và giết Bá Kiến, sau đó tự tử.
– Ý nghĩa:
+ Thể hiện sự thức tỉnh, hồi sinh, sức sống tiềm tàng của người dân lao động bị áp bức.
+ Tố cáo mạnh mẽ xã hội vô nhân, là lời kêu cứu khẩn thiết về quyền con người.
+ Thể hiện tài năng của Nam Coa cũng như giá trị nhân đạo của tác phẩm
* So sánh:
– Giống:
+ Cả hai chi tiết đều thể hiện sức sống tiềm tàng, sự hồi sinh, khát vọng sống mãnh liệt của người nông dân bị áp bức trong xã hội cũ.
+ Đều có sức tố cáo mạnh mẽ đối với xã hội đương thời
+ Đều thể hiện tài năng, bản lĩnh sáng tạo nghệ thuật và tinh thần nhân đạo của các nhà văn
– Khác:
+ Hành động cởi trói cho A Phủ và chạy trốn theo A Phủ của Mị thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức và hành động của người đồng bào dân tộc miền núi. Họ không còn cam chịu cuộc sống nô lệ nữa mà sẵn sàng vùng lên để làm chủ cuộc sống của mình.
+ Hành động giết Bá Kiến và tự sát của Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động trong XH TH nửa PK bấy giờ
* Lí giải sự khác biệt:
– Do hoàn cảnh sáng tác: Nam Cao viết Chí Phèo năm 1942, trong hoàn cảnh đen tối của nước VN lúc bấy giờ. Tô Hoài viết “VCAP” năm 1953, sau khi CMT8 thành công.
– Do khuynh hướng văn học và phương pháp sáng tác: “Chí Phèo” được sáng tác theo khuynh hướng VHHTPP. “VCAP” đưuọc sáng tác theo khuynh hướng hiện thực cách mạng.
– Do tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn: Cùng yêu thương con người nhưng Nam Cao có cái nhìn sắc lạnh trước hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống. Tô Hoài lại cho rằng, dù trong hoàn cảnh nào người dân vẫn có thể vượt lên tất cả (tinh thần lạc quan cách mạng)
* Nhận xét về quan điểm nghệ thuật của Tô Hoài:
– Tác giả miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người dân lao động nghèo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến miền núi
– Ca ngợi và khẳng định mạnh mẽ niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của con người. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, con người cũng không mất đi khát vọng sống tự do và hạnh phúc.
– Thể hiện lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với thân phận đau khổ của người lao động nghèo miền núi, lên tiếng phê phán quyết liệt những thế lực chà đạp con ngườ
– Tác phẩm đặt ra vấn đề số phận con người miền núi trước và sau Cách mạng. Những con người dưới đáy xã hội, những con người bị tước đoạt hết tài sản, bị bóc lột sức lao động và bị xúc phạm nặng nề về nhân phẩm. Giải quyết vấn đề số phận con người, Tô Hoài đã thức tỉnh họ, đưa họ đến với ánh sáng cách mạng và mở ra cho họ một cuộc sống mới.
Kết bài:
Khẳng định giá trị của tác phẩm và tài năng của tác giả
Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 12