Sinh hoạt chuyên đề bổ ích của bộ môn Tiếng anh, Khoa Khoa học Cơ bản
[ 16/06/2014 14:19 PM | Lượt xem: 2439 ]

 Tiếng Anh ngày nay đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu và được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của xã hội. Sử dụng thành thạo tiếng Anh là nắm trong tay một công cụ hiệu quả để tiếp cận với nhiều cơ hội rộng mở về học tập, công việc cũng như làm giàu đời sống tinh thần. Chính vì vậy, tại Việt Nam, việc giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường đại học ngày càng được quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo trình độ tiếng Anh của sinh viên Việt Nam đủ hòa nhập với thế giới, vấn đề đặt ra là phải kiện toàn đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy ngoại ngữ. Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 là một ví dụ về mục tiêu, các tiêu chuẩn cần đạt được của giáo viên tiếng Anh cả về trình độ tiếng Anh và phương pháp giảng dạy. Đổi mới và hoàn thiện phương pháp giảng dạy tiếng Anh đang là một nội dung quan trọng được các giáo viên hết sức quan tâm. Thực tế cho thấy giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường theo phương pháp cũ hiện đã không còn phù hợp nữa, các giảng viên cần được bồi dưỡng thêm, tiếp xúc với những phương pháp và công cụ giảng dạy hiện đại trên thế giới để công tác đào tạo trở nên hiệu quả hơn, qua đó giúp sinh viên sáng tạo và phát huy hết năng lực học tập của bản thân. 

       Hiểu rõ tầm quan trọng về việc đổi mới phương pháp giảng dạy để giúp sinh viên đạt hiệu quả cao trong việc tiếp thu kiến thức để áp dụng vào thực tế và thực hiện kế hoạch năm học 2013-2014 về hoạt động sinh hoạt chuyên đề, từ ngày 15/5/2014 đến ngày 09/6/2014 tại phòng học giảng đường M, bộ môn tiếng Anh đã tổ chức hoạt động seminar với các chuyên đề:

      1. Chuyên đề 1: Critical Discourse Analysis in Education: What Ideological Image does an English Course-book (American Headway 4, 2005) create through its language?) - Hình ảnh tư tưởng nào được xây dựng qua ngôn ngữ của một giáo trình dạy tiếng Anh (American Headway 4, 2005) (ThS. Cao Duy Trinh).

       2. Chuyên đề 2: Action Research in English Language Teaching - Nghiên cứu hành động trong giảng dạy tiếng Anh (ThS. Nguyễn Thị Quế).

       3. Chuyên đề 3: Difficulties and Solutions to Teaching and Developing Reading Abilities of Second Year Non-English Major Students of Thai Nguyen University of Sciences – Khó khăn và giải pháp cho việc dạy và phát triển khả năng đọc hiểu của sinh viên tiếng Anh không chuyên năm thứ hai trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên (ThS. Phan Thị Hòa).

      4. Chuyên đề 4: The Meaning and Structures of the Fairy Tale “The Princess and the Pea” – A Systemic Functional Analysis – Phân tích trên cơ sở lý thuyết chức năng hệ thống ý nghĩa và cấu trúc của truyện cổ tích “Công chúa và Hạt đậu” (ThS. Dương Thị Thảo).

       5. Chuyên đề 5: Using Roleplay to Improve Students’ Communication Skill – Sử dụng trò chơi sắm vai để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên (ThS. Nguyễn Thị Tuyết).

      6. Chuyên đề 6: Short Conversation in the Listening Comprehension Section of TOEFL IPT in light of Systemic Functional Grammar – Các đoạn hội thoại ngắn trong mục nghe hiểu của TOEFL IPT dưới ánh sang của ngữ pháp chức năng hệ thống  (ThS. Lại Thị Thanh).

      7. Chuyên đề 7: Web-based English Learning and Teaching – Possibilities and Challenges – Dạy và học tiếng Anh trên nền tảng Web – Cơ hội và thách thức (Mai Công Trình).

     8. Chuyên đề 8: Preliminary Evaluation of the English Course for Academic Purposes at the International School, TNU - Đánh giá sơ bộ khóa học tiếng Anh phục vụ mục đích học thuật tại Khoa Quốc tế - ĐHTN (ThS. Nguyễn Thị Thảo).

      9. Chuyên đề 9: Language Games for Reinforcing Non-English Major Students’ Grammar of Thai Nguyen University of Sciences – Trò chơi ngôn ngữ cho việc củng cố ngữ pháp cho sinh viên tiếng Anh không chuyên trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên (ThS. Nguyễn Hải Quỳnh).

       Các buổi sinh hoạt chuyên đề diễn ra với tinh thần làm việc hết sức nghiêm túc của các giảng viên tiếng Anh trong bộ môn và giảng viên các bộ môn trong Khoa KHCB. TS. Hoàng Lâm – Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế trường ĐH Khoa học cũng đã đến và chia sẻ ý kiến với các anh chị em trong Khoa.

       Sau khi kết thúc báo cáo, các thành viên tham dự đưa ra nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi để làm rõ hơn về chủ đề nghiên cứu và những kinh nghiệm quý báu có liên quan. Bộ môn Tiếng Anh đã cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các vị khách mời và các giảng viên trong Bộ môn và kỳ vọng sẽ tiếp tục tổ chức được các buổi Seminar khoa học thành công.

       Sau đây là một số hình ảnh của buổi sinh hoạt chuyên đề:

TS. Hoàng Lâm chăm chú lắng nghe báo cáo

ThS. Phan Thị Hòa đề cập đến khó khăn trong việc đọc hiểu tiếng Anh của sinh viên

ThS. Dương Thị Thảo với câu chuyện “Cô bé và hạt đậu”

ThS. Nguyễn Thị Tuyết áp dụng phương pháp mới cho giờ học nói

Nguyễn Hải Quỳnh – Khoa KHCB

Khoa Khoa học cơ bản

(0208).3648.433

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 12