Bài thi ngữ văn gồm 3 câu: Đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

Câu hỏi về Đọc hiểu văn bản đòi hỏi học sinh phải nắm chắc các kiến thức tiếng việt, tập làm văn để xác định đúng câu trả lời. Đa số các kiến thức vận dụng trong phần này đều được học trong chương trình Ngữ văn từ THCS, THPT.
 
Còn câu hỏi về nghị luận xã hội với dạng thức thi mới, đoạn văn 200 chữ, học sinh cần có kĩ năng tổng hợp thông tin để tránh viết lan man, dài dòng. Đồng thời, các em cũng cần xác định được đâu là dạng bài nghị luận về tư tưởng đạo lý, đâu là dạng bài về Hiện tượng xã hội để có cách tiếp cận thích hợp.
 
Câu chiếm trọng số điểm nhiều nhất chính là nghị luận văn học với mức điểm 5/10. Rất có thể năm nay, đề thi sẽ rơi vào dạng bài so sánh văn học. Cụ thể như so sánh hai đoạn thơ, đoạn văn, hai tác phẩm văn học… Như vậy, học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải tổng hợp kiến thức từ nhiều tác phẩm và liên hệ với nhau. Đồng thời, thiếu kĩ năng trình bày dạng bài này cũng dễ khiến các em lúng túng.
 
See the source image

Một số lỗi sai cần tránh khi làm bài thi Ngữ văn
- Phân bố thời gian chưa hợp lý: Với lượng thời gian 120 phút, các em cần bố trí thời gian làm bài hợp lý. Gợi ý thời gian làm bài cho từng phần như sau: Đọc hiểu: 15-20 phút, Nghị luận xã hội: 30 phút,  Nghị luận văn học 70 phút.

- Trả lời sơ sài, thiếu ý: Lỗi này thường gặp ở những học sinh không nắm vững kiến thức hoặc chủ quan khi làm bài. Khi làm các câu hỏi trong bài thi Ngữ văn luôn phải chú ý đầy đủ các ý để tối ưu hóa số điểm cho từng phần.
 
See the source image

- Viết lan man, không có trọng tâm: Trái ngược với lỗi sơ sài, viết lan man là khi các em học sinh không biết xác định đâu là trọng tâm vấn đề mình cần trả lời. Điều này dễ gây mất thời gian cũng như dễ bị sai kiến thức làm mất điểm.

- Sai yêu cầu của đề bài do không đọc kĩ: Lỗi do chủ quan, nhanh ẩu đoảng.
 
Chính vì vậy, để tránh khỏi các lỗi sai không đáng có trên, các em học sinh cần ôn tập và có lộ trình luyện thi hợp lý trong 2 tháng cuối này.