Tuyển tập những đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ đặc sắc - p5
[ 13/06/2018 12:37 PM | Lượt xem: 719 ]
  1. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về tính “TƯ PḤ U” ̣ “Con người có trăm tính tốt và muôn vàn thói xấu”. Tự phụ là một trong những thói xấu mà những con người ta thường dễ mắc phải. Tự phụ, hiểu nôm na là thói tự cao tự đại, tự đánh, tự đánh giá cao bản thân của mình, luôn cho bản thân là “cái rốn của vũ trụ”. “Tự phụ” là một “căn bệnh nan y” mà người “mắc bệnh” luôn trong trạng thái ảo tưởng về bản thân, luôn muốn thổi phồng sự thật, huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch. Cái họ nhận được chỉ là sự xanh lánh, cô lập hay thậm chí là thất bại. Thuở vừa nổi tiếng trên thi đàn “Thơ mới”, Xuân Diệu đã viết : “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất/Không có chi bè bạn nổi   cùng ta”. Để rồi sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thi sĩ tự phê phán đó là nhận thức ấu trĩ, nông nổi của tuổi trẻ. Quả thực, tuổi trẻ thường hăng hái và xốc nổi, hay ngộ nhận về mình. Có chút tài năng nào đó đã vội cho mình là “trung tâm vũ trụ”. Bản thân tôi cũng đã từng tự phụ về năng lực của bản thân nhưng kết quả tôi nhận được chỉ là sự thất bại. Vậy, để khắc phục thói tự phụ, ta cần sống khiên nhường, hòa đồng, biết lắng nghe và chia sẻ, không ngừng học hỏi; dám phê bình và tự phê bình bản thân, không nên giấu dốt… Hãy học cách khiêm tốn, vì “khiêm tốn là một loại nhân đức tu chỉnh thói tự phụ”. Nguyễn Thị Thuỳ Trang 12D3 – THPT Trấn Biên – năm học 2016 – 2017
  2. Viết đoạn văn ngắn bàn về lòng TƯ TR ̣ ONG ̣ Nếu “tự phụ” là một trong những thói xấu của người đời thì “tự trọng” lại là một nét tính cách được coi là nền tảng để làm nên phẩm giá cao quý của một con người chân chính. Bởi ‘’tự trọng’’ là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã đặt danh dự lên hàng đầu :“Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Tốt danh hơn lành áo”… Tính “tự trọng” không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình được giáo dục và tự tu dưỡng lâu dài của mỗi cá nhân. Khi một học sinh không thuộc bài nhưng dứt khoát không quay cóp của bạn bên cạnh, không giở sách để chép, đó là “tự trọng”. Có lỗi, biết nhận và biết sửa lỗi, đó là “tự trọng”. Việc gì làm được thì cố gắng làm, không phiền lụy đến người khác, đó là “tự trọng’’. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh, không bị khuất phục trước cường quyền, bạo lực; không bị mua chuộc bởi tiền tài, danh vọng, đó là “tự trọng”. Tóm lại, “tự trọng” là một đức tính đáng quý và nghiễm nhiên người có tính tự trọng sẽ được mọi người yêu mến và nể trọng. Song, cũng cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, vì một nguồn lợi cá nhân nào đó mà bán rẻ danh dự và tự chà đạp nhân phẩm của bản thân. Mỗi chúng ta hãy tự có trách nhiệm với danh dự của bản thân, bằng cách rèn luyện tính tự trọng – nền tảng làm nên phẩm giá của một con người chân chính! Nguyễn Thị Thuỳ Trang 12D3 – THPT Trấn Biên – năm học 2016 – 2017
  3. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “Thành công là những bậc thang”. Đã ai trong các bạn đã định nghĩa được “sự thành công” là gì? Trong thế giới quan của tôi: “thành công là những bậc thang”. “Thành công” là sự nỗ lực, sự phấn đấu và không ngừng hoàn thiện bản thân mình từng ngày từng chút một. “Thành công” là từ có thể dễ dàng nói ra, nhưng trong cuộc sống đã mấy ai có thể đạt được hay nắm được nó một cách dễ dàng? Thành công luôn mang đến cho con người niềm hạnh phúc – bởi, để có được nó – con người phải trải qua nhiều thử  28  thách chông gai. Thành công càng nhiều thử thách chông gai thì thành công mới thật có ý nghĩa. Vì thế – thành công đã cho ta ý chí, bản lĩnh được tôi luyện và trưởng thành trong giông bão. Mặt khác, thành công giống như những bậc thang dẫn ta lên tới đỉnh cao. Chỉ khi con người xem thành công là những bậc thang thì chúng ta mới có thể đạt được nhiều thành công hơn – bởi vì bậc thang thành công không có bậc cuối cùng. Thành công thật khó vươn tới đúng không các bạn? Nhưng khi đạt được rồi, nó sẽ đưa chúng ta tới những nấc thang mới, nhưng dãy lầu mới nhiều khi còn vượt xa hơn những sự thiếu niềm tin, sự kiên trì. Đối với thế hệ trẻ ngày nay xác định được ước mơ và nỗ lực không ngừng để đạt thành công là không dễ. Vì vậy bạn hãy tạo đà cho bước nhảy và đủ dũng khí để vươn tới những bậc thang cao hơn, xa hơn.
  4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “giá trị của lịch sử” Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt nam”. Thật vậy, câu nói của Hồ Chủ Tịch chính là lời nhắc nhở sâu sắc với con dân đất Việt về lịch sử nước nhà. Có thể nói, lịch sử là cội rễ của sự hình thành nền văn hóa, là lời giải đáp về gốc tích tổ tiên cha ông mà mỗi con người, mỗi quốc gia đều mang một ẩn số riêng. Lịch sử đem lại cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về nguồn cội, về cha ông, tổ tiên, nâng cao thêm lòng tự tôn dân tộc, chắp cho đôi cánh của niềm tự hào về một trang sử đau thương mà oanh liệt của những con người đã hóa núi sông ta. Bên cạnh đó, lịch sử còn đem lại những giá trị truyền thống, của đạo đức mà cha ông ta truyền lại cho con cháu ngàn đời. Trong quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian khổ của dân tộc Việt, có biết bao thế hệ cha anh đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, nếu không có lịch sử lưu dấu lại những tháng ngày tang thương mà hào hùng đó thì làm sao ta có thể hiểu hết ý nghĩa, giá trị của lịch sử cùng niềm tự hào tự tôn dân tộc là như thế nào? Nhưng trong cuộc sống, có mấy ai đứng lại, nhìn về phía sau một thời oanh liệt. Và một thế hệ không biết về lịch sử sẽ dẫn đến cả nhiều thế hệ mù mờ lịch sử kéo theo các giá trị về cội nguồn tổ tiên cũng bị xem nhẹ. Cần phê phán những kẻ lãng quên lịch sử, phủ nhận và làm mất đi lòng tự tôn dân tộc bằng những hành động, lời nói xuyên tạc về lịch sử. Qua đây mỗi chúng ta phải thấy được lịch sử là thước đo nhân phẩm của mỗi con người. Bởi vậy, mỗi công dân đất nước phải có bổn phận kế tục, gìn giữ, bảo vệ và phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống của dân tộc. Nguyễn Thị Diệu Huyền 12D1 – THPT Trấn Biên – năm học 2016 – 2017
  5. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “Vượt qua Cám dỗ” Có nhận định cho rằng: “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”. Thật vậy, chúng ta thường rất khó khan trong việc chiến thắng những cám dỗ đến với bản thân. Cám dỗ là ma lực khiến chúng ta đầu hàng trước những dự kiến ban đầu, sao nhãng trước những công việc còn dang dở. Cám dỗ sẽ ngăn cản bước đi của chúng ta trên con đường tìm kiếm thành công hay chân lí. Bên cạnh  29  đó, cám dỗ sẽ khiến chúng ta dễ dàng hình thành nên những thói quen xấu, tìm kiếm những lí do để biện hộ cho cá nhân, tạo nên những vỏ bọc giả tạo trước những thử thách cuộc sống, hay chỉ là những việc nhỏ nhặt nhưng lại trì hoãn bởi những “lời cám dỗ ngọt ngào”. Khi đi học, chúng ta thường tìm những lí do để bao biện cho việc trễ nải chưa làm bài tập và sự lười biếng đó chính là cơn cám dỗ khó cưỡng nhất đối với học sinh. Nguyên nhân dẫn cám dỗ đến với bản thân đó chính là do ý chí và quyết tâm của chúng ta. Nhưng bạn không thay đổi, hay không muốn thay đổi bản thân để chống lại cơn cám dỗ ngọt ngào khiến con tim tan chảy kia? Muốn chiến thắng cám dỗ ta phải rèn luyện ý chí thật kiên định. Bên cạnh những kẻ để cám dỗ điều khiển khối óc thì còn có những con người có quyết tâm cao độ dù đương đầu trước vô vàn cám dỗ nhưng đã đạp bằng lên tất cả mà vươn đến một mục tiêu, một lý tưởng cao đẹp như nhà diễn giảng tài ba Adam Khoo đã vượt lên mọi cám dỗ bởi bạn bè xung quanh. Và qua đó, mỗi chúng ta cần không ngừng nỗ lực cố gắng vượt qua mọi cám dỗ và gian khó. Thế nên, thay vì ngồi chờ đợi sự cám dỗ lướt qua thì bạn hãy làm gì đó để cơn cám dỗ lụi tàn. Nguyễn Thị Diệu Huyền 12D1 – THPT Trấn Biên – năm học 2016 – 2017
  6. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “Đừng giấu dốt” “Bất kì một kẻ ngốc nào cũng cố che đậy và hầu hết mọi kẻ ngốc đều làm thế” (Đắc nhân tâm). Quả thế, khuyết điểm không ngoại trừ bất kì ai, không ai có thể mạnh dạn tuyên xưng: tôi là người hoàn hảo! Giấu dốt – một hiện tượng ngày nay đã và đang phổ biến ở đại đa số học sinh, thể hiện qua sự che đậy cái kém cỏi, cái thiếu hiểu biết của mình. Khuyết điểm, kém cỏi hầu hết phát sinh từ ý thức và khả năng vươn lên của mỗi con người và “giấu dốt” có thể khiến chúng ta ngày càng lún sâu trong cái vỏ của sự uyên bác giả tạo. Những hành vi giấu dốt do chính chúng ta tạo nên, nếu đối mặt với thực tại mà xua tay cho qua, nghĩ rằng sẽ không ai biết đến, ta sẽ tiếp tục sống dưới ngôi nhà học thức giả. Nếu chẳng may có ai đó biết được, chỉ rõ mà ta chống chế, phủ nhận, đổ lỗi cho hoàn cảnh thì không những ta không vươn lên được mà đem đến hậu quả khôn lường, càng khiến cho tri thức càng hạn hẹp, uy tín bị suy thoái, mất niềm tin nơi mọi người. Hẳn ai cũng biết đến anh chàng tự kiêu – giấu dốt trong “Tam đại con gà”, anh đã đem đến cho chúng ta những tràng cười thư giãn mà hơn hết đó là bài học cho những kẻ giấu dốt và là hồi chuông cảnh báo cho chúng ta tránh tình trạng che đậy sự kém cỏi, khuyết điểm của mình, bởi “che dấu khuyết điểm của bản thân sẽ không làm ta trở nên tốt đẹp hơn. Uy tín của ta tăng lên nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm”. Nguyễn Thị Diệu Huyền 12D1 – THPT Trấn Biên – năm học 2016 – 2017
  7. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về : Cho & Nhận Nếu bạn muốn có một cuộc đời đầy ý nghĩa, hài lòng với bản thân và có được sự thăng hoa trong tâm hồn, bạn phải biết chia sẻ – biết cho đi, đồng thời cũng phải biết lĩnh hội – biết đón nhận.Thật vậy, sự sẻ chia, sự đón nhận – mật mã của mọi tình yêu thương . “Cho đi” là san sẻ , là trao tặng đi những giá trị vật chất hay tinh thần mà bản thân có để đem đến cho những người xung quanh . “Nhận lại” là đón nhận những món quà vật chất hay tinh thần mà người khác đem đến cho mình . “Cho – nhận” chính là hai khái niệm tưởng chừng như trái ngược nhưng luôn song hành với nhau. Quả thế, đời sống sẽ thối mục nếu ta chỉ lo giữ cho mình nó sẽ nảy nở thêm nếu ta biết chia sẻ cho mọi người. Khi cho đi, thứ mà ta nhận lại chính là niềm hạnh phúc vì đôi môi có hé mở mới nhận lại nụ cười. Chính vì lẽ ấy, sự sẻ chia và đón nhận chắc chắn là đôi cánh đưa ta đến gần hơn với mọi người, đôi cánh “cho – nhận” có thể ôm ấp lấy những tâm hồn nguội lạnh. Bên cạnh những con người biết dung hòa giữa mối quan hệ cho nhận, thì còn đó những con người chỉ biết giữ cho riêng mình, chỉ biết vun vén cho cái tôi cá nhân nhỏ nhen thì tình yêu, hạnh phúc sẽ không bao giờ ghé thăm đến những kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho đi. Hãy chia sẻ để biết đời sống thật phong phú, hãy đón nhận để biết cuộc sống đáng yêu dường nào! Luôn tâm niệm : “ Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới ngập tràn vui sướng”. Nguyễn Thị Diệu Huyền 12D1 – THPT Trấn Biên – năm học 2016 – 2017
  8. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về sự Giản Dị Trong cuộc sống không gì quý bằng sự khiêm tốn, và người bạn hiền của khiêm tốn ấy lại là sự giản dị. Giản dị là một phẩm chất cao quý của con người biểu hiện trong lối sống thanh sạch hằng ngày từ lời nói, cách ăn mặc, lối sống đều hết sức bình dị, mộc mạc. “Lối sống giản dị” là lối sống đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp, không khoa trương, xa hoa. Sống phù hợp với hoàn cảnh bản thân và xã hội. Đó là lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Bác Hồ từng nói: Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, cần với kiệm phải đi đôi với nhau. Giản dị và tiết kiệm là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị, tiết kiệm sẽ được mọi người xung quanh yêu mến. Người sống tiết kiệm là thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân và người khác. Hai phẩm chất trên góp phần làm cho đời sống giao tiếp giữa con người với con người trở nên thân thiện, hoà bình và phồn vinh xã hội. Ngày nay, không ít người có chút tiền lại đem đi phung phí. Có những mâm tiệc trị giá chục triệu bạc, nhằm khoe gia thế; có những tiệc cưới phung phí đến kinh hoàng; sự lãng phí tràn lan. Một số cán bộ nhà nước tha hoá đạo đức và kém năng lực đã làm lãng phí tiền của nhân dân. Tất cả những điều vừa nói đã đi ngược với truyền thống của dân tộc ta và làm chậm sự phát triển của đất nước. Ngày nay, đất nước chúng ta đang vươn vai cùng với năm châu trong thế hội nhập, nhưng nội lực kinh tế đất nước chúng ta chưa thật sự lớn  31  mạnh. Vì thế, chúng ta càng phải sống giản dị và tiết kiệm. Là thanh niên – thế hệ trẻ – người chủ tương lai của đất nước lại càng phải ý thức nhiều hơn về điều đó. Hãy dành thời gian học tập nhiều hơn vui chơi. Hãy giản dị để cuộc sống đáng yêu hơn.
  9. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về Lạc quan Lạc quan là một thái độ sống vô cùng quan trọng góp phần tạo nên một cuộc sống tốt đẹp đối với tất cả mọi người. Lạc quan tức là không lo lắng thái quá, tinh thần luôn thoải mái dù khó khăn cận kề. Trong cuộc sống, lạc quan luôn là người bạn đồng hành của mỗi chúng ta để đưa chúng ta vượt qua những khó khăn thách. Làm việc gì, dù khó khăn tới đâu thì người lạc quan vẫn tin vào những điều tốt đẹp ở phía trước. Khi gặp thất bại họ vẫn không bỏ cuộc, không chán nản mà ngược lại sự lạc quan làm tăng cơ hội thành công. Lạc quan là kẻ thù của uỷ mị, yếu đuối thì chắc chắn sự lạc quan chính là bạn hành trình của con người trên con đường tới tương lai. Hãy loại bỏ mọi nguồn tin mang tính tiêu cực. Hãy tránh xa những người thường xuyên kêu ca phàn nàn. Hãy đón nhận những tin tích cực để luôn có suy nghĩ tích cực. Như vậy, lạc quan đã góp phần tăng giá trị cho bản thân và xã hội!
  10. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về Lòng Khoan Dung Trong cuộc sống của chúng ta, mở rộng lòng khoan dung, tha thứ độ lượng là một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người. Vì vậy, Phật – người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là một thứ tài sản vô giá: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. “Khoan dung” là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải. Lòng khoan dung là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình. Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người. Còn nữa, khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. Tuy nhiên bên cạnh sự ngợi ca về lòng khoan dung ta cũng cần phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai. Tác hại của lối sống ấy: làm cho con người sống với nhau chỉ có ích kỷ, hận thù. Có thể nói, lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế: “Một sự   nhịn, chín sự lành”. Thấm thía lời dạy của Phật, bản thân mỗi chúng ta, phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống. Bài 2 Lòng vị tha là biểu hiện cao đẹp nhất của vẻ đẹp tâm hồn con người. Vậy vị tha nghĩa là gì và đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống? Vị tha chính là sống vì người khác, không ích kỉ hay mưu lợi cá nhân với xuât phát điểm không gì khác ngoài một trái tim biết yêu thương đồng loại. Trong công việc, một con người có được đức tính này luôn đặt lợi ích tập thể lên trên tư lợi cá nhân, không lười biếng, ỷ lại hay tránh né, đùn đẩy trách nhiệm. Trong quan hệ với mọi người, họ luôn vui vẻ, hòa nhã, biết đồng cảm sẻ chia và sẵn lòng thứ tha cho lỗi lầm của kẻ khác. Bởi vậy, lòng vị tha giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Nó giúp ta tìm được sự bình an, thanh thản trong tâm hồn, giữ được cảm tình, sự tôn trọng từ những người xung quanh. Đồng thời, lòng vị tha cũng kéo người gần lại với nhau hơn, góp phần kiến tạo một xã hội lành mạnh và bác ái, nơi độc ác mưu toan không còn chỗ đứng. Và còn một điều ta luôn phải nhớ, sống vị tha không đồng nghĩa với việc nuông chiều, dung túng những thói hư tật xấu hay mượn hành động thiện nguyện để đánh bóng tên tuổi. Bởi chỉ những điều xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn mới có thể chạm tới trái tim người khác. Mỗi chúng ta hãy học cách lắng nghe, chia sẻ và tha thứ cho người khác cũng như chính bản thân mình, để lòng vị tha có thể lan tỏa mạnh mẽ và giúp cho cuộc đời đẹp đẽ, hạnh phúc hơn.
< http://vanhay.edu.vn/tuyen-tap-nhung-doan-van-nghi-luan-xa-h >

Khoa Khoa học cơ bản

(0208).3648.433

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 17