NGÀNH CỬ NHÂN TIẾNG ANH DU LỊCH
Ngành đào tạo: TIẾNG ANH DU LỊCH (English for Tourism)
Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC
Thời gian đào tạo: 4 năm
Mã ngành: D220201
Tổ hợp môn thi/xét tuyển: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh;
Toán, Tiếng Anh, Hóa học;
Toán, Tiếng Anh, Vật lí;
Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016: 60
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo cử nhân tiếng Anh Du lịch nhằm mục đích đào tạo những nhà chuyên môn có kiến thức tốt về ngôn ngữ Anh (trình độ C1 theo Khung tham chiếu Châu Âu hoặc tương đương), có kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong và sức khoẻ tốt để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực Du lịch, đặc biệt là công tác hướng dẫn khách du lịch hoặc có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong nước, các văn phòng đại diện, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty thuộc lĩnh vực Du lịch- Khách sạn có sử dụng tiếng Anh với vị trí là quản lý, nhân viên tiếp tân tại nhà hàng khách sạn, tiếp đón khách, nhận và xử lý đặt phòng, hướng dẫn du lịch... đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành Du lịch của xã hội nói chung và của khu vực trung du và miền núi phía bắc nói riêng trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Sinh viên có khả năng tự học và làm tốt những lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của xã hội nói chung và của khu vực trung du và miền núi phía bắc nói riêng trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Ngoài ra, chương trình còn giúp phát triển tính linh hoạt và các kỹ năng mềm của người học như kĩ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm và trang bị cho sinh viên kỹ năng học tập hiệu quả để có thể tự học tập nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức và năng lực thực hành tiếng, bước đầu hình thành tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các vấn đề du lịch.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trở thành chuyên viên trong các cơ quan, các tổ chức kinh tế, các tổ chức đoàn thể và xã hội, các trung tâm du lịch, hoặc có thể trở thành những nhà chuyên môn làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, các sở văn hóa, du lịch, đài phát thanh truyền hình thuộc tất cả các lĩnh vực chính trị, văn hóa, kinh tế, ngoại giao, khoa học, có khả năng tham gia nghiên cứu, bảo tồn văn hóa Việt Nam và giới thiệu những nên văn hóa lớn trên thế giới vào Việt nam và giới thiệu nền văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.
Sinh viên có đủ kiến thức nền tảng để tiếp tục học SĐH chuyên ngành Ngôn ngữ Anh.
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể làm việc tốt ở các vị trí sau:
Ngoài ra nếu vì những lý do khác, sinh viên không thể hoặc không muốn làm việc trong chuyên ngành đã được đào tạo, sinh viên vẫn có thể làm việc trong các doanh nghiệp có nhu cầu về nhân viên được trang bị kỹ năng tiếng Anh tốt.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương |
|||
1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin |
2 |
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam |
3 |
Tư tưởng Hồ chí Minh |
4 |
Ngoại ngữ 2 (Trung/ Nga 1,2,3) |
5 |
Tin học đại cương |
6 |
Pháp luật đại cương |
7 |
Phương pháp luận NCKH |
8 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
9 |
Địa lý du lịch Việt Nam |
10 |
Ngôn ngữ học xã hội |
Kiến thức ngành/chuyên ngành |
|||
Kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành |
|||
1 |
Tiếng Anh 1A |
2 |
Tiếng Anh 3A |
3 |
Tiếng Anh 1B |
4 |
Tiếng Anh 3B |
5 |
Tiếng Anh 2A |
6 |
Tiếng Anh 4A |
7 |
Tiếng Anh học thuật |
8 |
Tiếng Anh 4B |
9 |
Luyện âm Tiếng Anh |
10 |
Ngữ pháp Tiếng Anh |
Kiến thức cơ sở ngành |
|||
1 |
Nhập môn Khoa học Du lịch |
2 |
Nghệ thuật diễn thuyết |
3 |
Tài nguyên Du lịch |
4 |
Du lịch sinh thái |
5 |
Tuyến điểm Du lịch |
6 |
Du lịch cộng đồng |
7 |
Đất nước học Anh-Mỹ |
8 |
Giao tiếp liên văn hóa |
Kiến thức chuyên ngành |
|||
1 |
Tiếng Anh Du lịch |
2 |
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch |
3 |
Tiếng Anh Khách sạn |
4 |
Nghiệp vụ khách sạn cơ bản |
5 |
Tiếng Anh Nhà hàng |
6 |
Nghiệp vụ Nhà hàng |
7 |
Dịch thuật Du lịch |
8 |
Nghiệp vụ Quay phim chụp ảnh |
NỘI DUNG MỘT SỐ HỌC PHẦN BẮT BUỘC
Địa lý du lịch Việt Nam
Nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, chọn lọc về địa lý du lịch và những vấn đề về địa lý du lịch Việt Nam. Trên cơ sở đó người học có điều kiện tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn. Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về các vùng địa lý du lịch của nước ta. Đồng thời phân tích những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của từng vùng từ đó giúp sinh viên có kiến thức để xây dựng tour, tuyến, những điểm đến du lịch, quy hoạch định hướng phát triển du lịch cho vùng.
Giao tiếp liên văn hóa
Môn học cung cấp kiến thức tổng quát về lĩnh vực giao tiếp liên văn hóa, có cơ sở lí thuyết được nghiên cứu trên 50 năm trở lại đây. Trọng tâm môn học khai thác các khía cạnh liên quan đến ngôn ngữ và việc học ngôn ngữ trong thời kì mở cửa. Thông qua môn học, những nguyên nhân gây đổ vỡ trong giao tiếp khác vùng miền, khác quốc gia nhìn dưới góc độ văn hóa sẽ được đem ra bàn luận. Môn học cũng giới thiệu đến người học những giá trị văn hóa đối lập và những khác biệt trong giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trên thế giới…Từ đó, giúp người học nâng cao khả năng giao tiếp với những người đến từ các nền văn hóa khác, xây dựng ý thức về sự khác biệt về văn hóa, chấp nhận sự đa dạng, và hòa hợp với cộng đồng quốc tế.
Đất nước học Anh-Mỹ
Đất nước học Anh-Mỹ là môn học thuộc nhóm môn Văn hóa Anh-Mỹ. Học phần Đất nước học Anh-Mỹ giới thiệu những kiến thức chung nhất về Liên hợp Vương Quốc Anh và Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ như lịch sử, địa lý, con người, văn hóa, chính trị, giáo dục... giúp người học nắm được những thông tin cơ bản, những đặc thù riêng của từng quốc gia. Từ đó sinh viên có thể vận dụng những kiến thức từ môn học vào việc giao tiếp cũng như đời sống thực tiễn, và việc nghiên cứu ngôn ngữ (văn hóa) chuyên ngành, đồng thời tiếp tục phát triển kỹ năng thực hành tiếng, kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin để đưa ra những bình luận, nhận xét mang tính khái quát kiến thức theo chiều sâu thông qua những hoạt động thảo luận, thuyết trình nhóm.
Ngữ pháp tiếng Anh
Môn Ngữ pháp Tiếng Anh 1 không chỉ giúp sinh vên ôn lại những kiến thức ngữ pháp cơ bản đã học ở chương trình phổ thông mà tiếp cận chúng một cách tổng quan, có hệ thống và độ khó nâng cao. Ở giai đoạn đầu của môn học, thông qua các nội dung về từ hạn định như mạo từ, lượng từ, danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, sinh viên sẽ hình thành những kiến thức cơ bản về thành phần câu trong Tiếng Anh, sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ, các dạng so sánh của tính từ và trạng từ, các dạng thức của động từ. Ở giai đoạn sau, sinh viên sẽ có kiến thức về các dạng câu trong Tiếng Anh như câu tường thuật, câu bị độngcũng như các thức của động từ. Qua đó, người học dần hình thành được khả năng nhận thức sự tương đồng cũng như khác biệt giữa Tiếng Anh và Tiếng Việt, từ đó sử dụng Tiếng Anh theo đúng văn phong.
Luyện âm tiếng Anh
Môn Luyện âm tiếng Anh giúp sinh viên cải thiện khả năng phát âm thông qua các lý thuyết cơ bản và mang tính ứng dụng cao về các đặc điểm đoạn tính và siêu đoạn tính trong phát âm; ngoài ra các bài luyện tập, các hoạt động giao tiếp và các trò chơi sẽ góp phần bổ trợ tích cực cho sinh viên trong việc phát âm chính xác các âm khó trong tiếng Anh. Với mục đích lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học, học phần luyện âm đã kết hợp hai loại hình dạy học nhằm tăng cường tối đa khả năng tự học của người học: học trên lớp và học trên mạng Internet thông qua một website do nhóm tác giả biên soạn xây dựng nên.
Tiếng Anh 1A
Học phần này được thiết kế dành cho sinh viên năm thứ nhất đang ở trình độ tiếng Anh A2 theo khung tham chiếu Châu Âu (CEFR) và muốn đạt đến trình độ A2+. Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: các thì ngữ pháp tiếng Anh như thời hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, …; những từ vựng được sử dụng trong các tình huống hàng ngày và để nói về các chủ điểm quen thuộc như gia đình, sở thích, lĩnh vực quan tâm, công việc, du lịch, sự kiện đang diễn ra; bên cạnh đó, sinh viên cũng được học cách cấu tạo và sử dụng các loại từ vựng như tính từ, trạng từ, đại từ, cụm động từ, cách kết hợp từ, quy tắc cấu tạo từ; bảng phiên âm quốc tế và cách cặp âm, trọng âm từ, câu và các cách phát âm chuẩn theo bảng phiên âm quốc tế; các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở mức độ A2 đến A2+ như đọc xác định ý chính và thông tin chi tiết, đoán nghĩa của từ trong văn cảnhđọc lướt để xác định tiêu đề cho đoạn; nghe và ghi chép lại hướng dẫn, nghe xác định nguyên nhân cho hiện tượng và sửa lỗi sai; giới thiệu về bản thân, sở thích, nghề nghiệp, hỏi và trả lời sử dụng thẻ gợi ý,viết thư thân mật.
Tiếng Anh 1B
Học phần này được thiết kế dành cho người học với trình độ tiếng Anh là A2+ theo Khung tham chiếu Châu Âu (CEFR). Mục đích của môn học là nhằm giúp cho người học phát triển khả năng giao tiếp nói và viết tiếng Anh, song song với các kỹ năng và chiến lược sử dụng ngôn ngữ mang tính tích cực trong môi trường tiếng Anh học thuật. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: các vấn đề ngữ pháp, từ vựng và ngữ âm tiếng Anh cơ bản; những từ vựng được sử dụng trong các tình huống hàng ngày như bưu điện, nhà hàng, du lịch, quê hương, đất nước…; cách phát âm các phụ âm trong tiếng Anh; các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở mức độ tiền trung cấp. Mục tiêu cuối cùng của môn học là đưa người học đạt tới trình độ B1 theo CEFR.
Tiếng Anh 2A
Học phần này được thiết kế dành cho sinh viên năm thứ nhất đang ở trình độ tiếng anh B1 theo khung tham chiếu Châu Âu (CEFR) và muốn đạt đến trình độ B1+. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: các vấn đề ngữ pháp tiếng Anh nâng cao dành cho sinh viên trình độ trung cấp việc sử dụng từ, ngữ pháp phổ biến, phân biệt văn phong học thuật và văn phong hội thoại, cách dựng câu …; những từ vựng cơ bản được sử dụng trong các lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành học tập và các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở mức độ trung cấp. Môn học tạo môi trường học tập và phát triển đồng đều các kỹ năng, giúp sinh viên nắm được ý chính khi nghe/đọc các văn bản chuẩn về những đề tài phổ thông, thường gặp ở nơi làm, trường học, khu vui chơi giải trí v.v… Ngoài ra, môn học này còn tạo ra các ngôn bản có tính liên kết về đề tài quen thuộc, phù hợp với sở thích cá nhân.
Tiếng Anh học thuật
Học phần có các bài luyện kĩ năng đọc hiểu liên quan đến một số vấn đề xã hội và khoa học nhằm giúp học viên củng cố vốn từ vựng, ngữ pháp và kiến thức,kĩ năng ngôn ngữ đã học, đồng thời tăng cường vốn từ vựng thường dùng trong vănphong khoa học. Học viên được giới thiệu và rèn luyện kĩ năng để hiểu được văn phong, diễn ngôn, cấu trúc văn bản khoa học cũng như suy luận và tường giải đúng các ý hàm ngôn, tư tưởng, thái độ, quan điểm của người viết trong tài liệu khoa học. Trọng tâm thứ hai là luyện cách viết câu, viết đoạn, viết tóm tắt nội dung của các tài liệu khoa học và viết bài luận theo văn phong khoa học. Ngoài ra, môn học còn có các bài tập luyện dịch Anh-Việt, Việt-Anh, chú trọng một số cấu trúc đặc thù, phổ biến trong văn phong khoa học cũng như những cấu trúc, từ vựng, thuật ngữ mà học viên Việt Nam thường gặp khó khăn để bổ trợ cho kĩ năng đọc hiểu và viết.
Tiếng Anh 3A
Học phần tiếng Anh 3A tiếp tục phát triển các kỹ năng thực hành tiếng đa dạng, giúp người học nắm vững thông tin chính ở những thể loại phát ngôn có độ dài hơn ở học phần tiếng Anh 2B với độ khó tăng dần. Học phần xoay quanh các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v... Từ đó, người học có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Thêm vào đó, sinh viên có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Cuối cùng, sinh viên có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.
Tiếng Anh 3B
Học phần tiếng Anh 3B tiếp tục phát triển các kỹ năng thực hành tiếng đa dạng, giúp người học nắm vững thông tin chính ở những thể loại phát ngôn có độ dài hơn ở học phần tiếng Anh 3A với độ khó tăng dần, từ những chủ đề cụ thể đến trừu tượng. Sinh viên có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân; đồng thời giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Ngoài ra, người học có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.
Tiếng Anh 4A
Học phần tiếng Anh 4A tiếp tục phát triển các kỹ năng thực hành tiếng đa dạng, giúp người học nắm vững thông tin chính ở những thể loại phát ngôn có độ dài hơn ở học phần tiếng Anh 3B với độ khó tăng dần, từ những chủ đề cụ thể đến trừu tượng; đồng thời tiếp tục luyện các kỹ năng thực hành tiếng thông qua các vấn đề mang tính khái quát một cách trôi chảy, tự nhiên, phát triển khả năng phân tích, tổng hợp thông tin để giải quyết vấn đề, rèn luyện khả năng phản xạ nhanh trong các tình huống giao tiếp phức tạp.
Tiếng Anh 4B
Học phần tiếng Anh 4B nhằm giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng thực hành tiếng trở nên thành thạo và thuần thuc, nhằm đảm bảo chuẩn đầu ra C1 theo khung tham chiếu châu Âu. Các chủ đề trong môn học có mức độ học thuật cao nhưng lại rất thiết thực nhằm trang bị cho sinh viên một vốn kiến thức từ vựng và kỹ năng cần thiết cho công việc thực tế sau này. Sinh viên có cơ hội luyện tập và thực hành với các chủ đề ở mức độ nhận thức và tư duy cao.
Nghệ thuật diễn thuyết
Học phần Nghệ thuật diễn thuyết giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng diễn đạt, thuyết trình bằng tiếng Anh trước đám đông một cách trôi chảy, tự tin. Sinh viên được trang bị những kiến thức nền tảng về chọn đề tài, hình thành mục đích, tình huống thuyết trình với sự hỗ trợ của truyền thông đa phương tiện. Kết thúc học phần simh viên có thể tự tin vận dụng kiến thức đã học và kinh nghiệm qua những buổi thuyết trình vào trình bày bài nói của mình một cách hiệu quả nhất.
Nhập môn khoa học du lịch
Nhập môn khoa học du lịchlà môn học lý thuyết dành cho sinh viên ngành cử nhân tiếng Anh du lịch. Môn học mang tính khái quát, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc và sự vận hành của hệ thống công nghệ du lịch. Nội dung của bài giảng bao gồm những vấn đề khái quát như: Các khái niệm niệm cơ bản về du lịch, lịch sử hình thành, phát triển của du lịch thế giới, du lịch Việt Nam, điều kiện phát triển du lịch, loại hình và các lĩnh vực kinh doanh du lịch, sản phẩm du lịch. Đồng thời, bài giảng còn đề cập tới những vấn đề khác của hoạt động du lịch như lao động du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. ..
Tài nguyên Du lịch
Tài nguyên du lịchlà môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về tài nguyên du lịch của Việt Nam. Khái niệm về tài nguyê, tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cách sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch một cách hợp lý. Các chủ đề chính được khái quát trong môn học bao gồm: Khái niệm tài nguyên du lịch, tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, tài nguyên du lịch vùng Bắc Bộ, tài nguyên du lịch vùng Trung bộ, tài nguyên du lịch vùng Nam trung bộ và Nam bộ và xây dựng các tuyến điểm du lịch dựa trên cơ sở tài nguyên du lịch.
Tuyến điểm du lịch Việt Nam
Tuyến điểm du lịchViệt Nam là môn học cung cấp cho sinh viên sự hiểu về các tuyến du lịch, điểm du lịch của các vùng du lịch trọng điểm ở Việt Nam. Đồng thời trang bị những kiến thức về các tuyến điểm để có thể xây dựng các chương trình du lịch, tham gia hướng dẫn du lịch,… Học phần này gồm những nội dung chính sau: khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch và kết cấu hạ tầng của Việt Nam, Phương pháp và nguyên tắc xây dựng tuyến và điểm du lịch, Tuyến, điểm du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ, Tuyến, điểm du lịch của vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Tuyến điểm du lịch vùng Nam Trung Bộ và Tuyến, điểm du lịch vùng Nam Bộ.
Du lịch sinh thái
Môn học Du lịch sinh thái truyền đạt cho sinh viên các khái niệm về du lịch sinh thái (DLST), tài nguyên DLST. Các loại hình du lịch sinh thái. Các kiến thức, phương pháp và kỹ năng quy hoạch, quản lý các hoạt động du lịch sinh thái trên phương diện kỹ thuật, kinh tế-xã hội và môi trường. Kỹ năng làm việc tại các công ty du lịch sinh thái các khu bảo tồn, Vườn quốc gia,….
Du lịch cộng đồng
Môn học Du lịch cộng đồng cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Du lịch cộng đồng, các bước triển khai mô hình du lịch cộng đồng, tình hình thực tế mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam và khu vực Châu Á Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Du lịch cộng đồng, các bước triển khai mô hình du lịch cộng đồng, tình hình thực tế mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam và khu vực Châu Á.
Tiếng Anh Du lịch
Học phần tiếng Anh du lịch cung cấp cho người học kiến thức ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc tiếng Anh cơ bản được sử dụng trong ngành du lịch khách sạn bao gồm các chủ đề: Lịch sử hình thành và phát triển ngành du lịch; Cơ cấu hoạt động của ngành du lịch; Cách thiết kế và tổ chức tour du lịch; Các vấn đề liên quan đến vé, đặt chỗ trước và bảo hiểm; Công tác hướng dẫn du lịch và Công tác quảng cáo và phát triển thị trường du lịch.Ngoài ra, người học còn được thực tập giải quyết các tình huống thực tế trong ngành du lịch.
Tiếng Anh Nhà hàng
Học phần tiếng Anh chuyên ngành Nhà hàng cung cấp cho người học kiến thức ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc tiếng Anh cơ bản được sử dụng trong ngành dịch vụ ăn uống bao gồm các chủ đề: Lịch sử hình thành và phát triển ngành nhà hàng; Cơ cấu hoạt động của ngành nhà hàng; Cách thiết kế và tổ chức các bữa ăn; Các vấn đề liên quan đến món ăn. Ngoài ra, người học còn được thực tập giải quyết các tình huống thực tế trong ngành nhà hàng.
Tiếng Anh Khách sạn
Học phần Tiếng Anh chuyên ngành Khách sạn được thiết kế cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh du lịch. Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức khái quát về ngành ngành kinh doanh khách sạn nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ nhà hàng . Thông qua môn học, sinh viên có cơ hội thực hành và nâng cao kỹ năng tiếng, kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm; đặc biệt phát triển kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống. Bên cạnh việc cung cấp cho sinh viên kiến thức cũng như cơ hội thực hành tiếng Anh trong một lĩnh vực mới, môn học còn mở rộng cơ hội việc làm và tạo nền tảng cho việc nghiên cứu sâu hơn về ngành du lịch và quản trị (quản trị khách sạn, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành…)
Dịch thuật Du lịch
Học phần Dịch thuật Du Lịch cung cấp cho người học vốn từ vựng, cấu trúc cơ bản liên quan đến chủ đề dịch thuật du lịch và cơ hội ứng dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào biên phiên dịch chuyên ngành du lịch. Thông qua học phần, sinh viên được thực hành dịch nói và dịch viết với các dạng thức dịch Việt Anh và Anh Việt về các chủ đề phong phú như: Dịch câu, đoạn, văn bản du lịch, biên phiên dịch du lịch đất nước, di sản, văn hóa, thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam; du lịch ASEAN và một số địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới. Qua đó, người học có khả năng chuyển tải nôi dung biên phiên dịch ở mức độ thành thạo với độ chính xác cao.
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
Môn học Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch cung cấp cho người học hệ thống kiến thức về đặc điểm lao động của nghề hướng dẫn du lịch; quy trình hướng dẫn và phương pháp hướng dẫn; hướng dẫn chuyên đề và xử lý các tình huống, Hướng dẫn du lịch theo chuyên đề và thực hành hướng dẫn du lịch.
Nghiệp vụ khách sạn cơ bản
Môn học trang bị cho người học kỹ năng nghiệp vụ đó khách, bố trí phòng nghỉ, bố trí nơi ăn uống, hướng dẫn các thủ tục hành chính đăng ký nơi nghỉ, ăn và tham quan di tích, danh thắng; cách bố trí các phương tiện, thiết bị trong lễ tân và văn phòng… Trang bị cho người học những kinh nghiệm trong giao tiếp với các loại hình khách quốc tế và nội địa với các nền văn hoá khác nhau.
Nghiệp vụ nhà hàng
Môn học Nghiệp vụ nhà hàngtrang bị cho người học những kiến thức về cơ cấu tổ chức, vai trò, nhiệm vụ của nhân viên trong bộ phận lễ tân và các bước tiến hành trong việc tiếp đón và phục vụ khách từ thời điể trước khi khách đến nhà hàng cho đến khi rời khỏi nhà hàng. Bên cạnh đó, học phần còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gôc các món ăn, các menu trong nhà hàng, phân loại nhà hàng, quầy bar và những kiến thức về tiêu chuẩn vệ sinh tại các nhà hàng và quầy bar.
Tiếng Anh Thư tín thương mại
Học phần Tiếng Anh thư tín thương mại nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về từ vựng, cấu trúc và văn phong viết thư tín thương mại quốc tế. Sinh viên có cơ hội học cách viết một bức thư hoàn chỉnh ở các thể loại thư tín khác nhau với những chủ đề phong phú như: thư thực hiện yêu cầu, xin lỗi, than phiền, cảnh báo, khiếu nại, giải thích mục đích, đề nghị, bày tỏ quan điểm hoặc thư thông báo nội bộ vv.
Ngôn ngữ và truyền thông
Môn học nhằm mục đích trang bị cho sinh viên những hiểu biết sâu hơn về ngôn ngữ tiếng Anh được sử dụng trong truyền thông, một phần quan trọng trong cuộc sống hang ngày của con người. Trong môn học, sinh viên có cơ hội học và luyện tập không chỉ những kiến thức về ngôn ngữ, các phương pháp học tập mà còn là kĩ năng tư duy phê phán khi tiếp xúc với rất nhiều dạng truyền thông như quảng cáo, tin tức, phỏng vấn, báo cáo, và phim tài liệu. Một thành tố khác quan trọng đó là nhận thức của sinh viên trong giao thoa ngôn ngữ. Sinh viên khi hoàn thành môn học sẽ tự tin hơn khi chọn công việc liên quan đến truyền thông trong tương lai.
Đất nước học các nước nói Tiếng Anh
Môn học được xây dựng trên quan điểm cho rằng không thể học một ngôn ngữ nếu tách rời ngôn ngữ đó khỏi nền văn hóa sản sinh ra nó. Để có thể học và sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả, sinh viên chuyên ngành tiếng Anh cần có những kiến thức sâu sắc về văn hóa của hai quốc gia đã sản sinh ra và phát triển không ngừng nghỉ thứ ngôn ngữ này – văn hóa cảu hai quốc gia Anh – Mỹ. Với những mối quan hệ lịch sử vốn có giữa hai quốc gia, việc đặt Anh và Mỹ cạnh nhau trong cùng một môn học sẽ mang lại nhiều so sánh thú vị, làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hóa vốn được coi là “chủ nhân” của tiếng Anh này. Trong quá trình học, sinh viên sẽ có cơ hội khám phá những khía cạnh quan trọng nhất trong xã hội Anh và Mỹ, bao gồm các vấn đề lịch sử, giáo dục, chính trị, kinh tế, xã hội.
Du lịch văn hóa
Do đời sống kinh tế ngày càng phát triển, du lịch Việt Nam dần dần trở thành một ngành có tiềm năng đầy hứa hẹn. Các tour du lịch văn hóa ra đời là một minh chứng cho tầm quan trọng của văn hóa đối với du lịch. Du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần giới thiệu văn hóa và con người Việt Nam với du khách quốc tế, tạo sự hòa đồng giữa Việt Nam và Thế giới, đồng thời làm tăng thêm lòng yêu mến quê hương của những người con đất Việt. Học phần du lịch văn hoá nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về du lịch văn hoá như khái niệm, đặc trưng của du lịch văn hoá… Bên cạnh đó, học phần còn giới thiệu đến sinh viên những loại hình du lịch văn hóa đang được chú trọng ở một số quốc gia trên thế giới. Đồng thời giúp người học nhìn nhận được vai trò, tầm quan trọng của văn hóa Việt Nam trong sự phát triển của ngành du lịch.
Dịch chuyên đề du lịch
Học phần Dịch Chuyên đề nhằm trang bị cho học viên những kiến thức căn bản về phương pháp và kỹ thuật chuyển ngữ trong dịch nói và dịch viết về các chủ đề khác nhau như thương mại, luật pháp, báo chí, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, du lịch, giáo dục. Sinh viên có cơ hội được ứng dụng các lý thuyết dịch thuật để giải quyết các tình huống dịch và chuyển tải được thông điệp đến ngôn ngữ gốc một cách tự nhiên nhất.
Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 10