TỌA ĐÀM: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
[ 30/12/2021 21:22 PM | Lượt xem: 0 ]

Dịch bệnh phức tạp ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống. Việc dạy và học trong ngành giáo dục trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Trong giáo dục đại học, có thể khẳng định, giảng viên là người có vai trò quan trọng trong việc định hướng phương pháp học tập cho học viên.

Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên là một trong những nội dung quan trọng trong đào tạo đại học, bởi ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên rất cần được trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức, kỹ năng và lý tưởng sống cao đẹp.

Năm học 2021-2022, trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên bắt đầu áp dụng giảng dạy chương trình đổi mới các môn lý luận chính trị của Bộ Giáo dục và Đào tạo (từ đây viết tắt là Chương trình). Và với điều kiện dịch bệnh căng thẳng, các môn học nói chung và các môn lý luận chính trị nói riêng được thực hiện bằng hình thức trực tuyến. Trong bối cảnh mới, rất cần có sự đánh giá và nghiên cứu một cách nghiêm túc để tiếp tục phát huy điểm mạnh, khắc phục các hạn chế, tồn đọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các môn lý luận chính trị.

Với tinh thần nỗ lực đổi mới để phù hợp với hoàn cảnh, sáng thứ Tư, ngày 28 tháng 12 năm 2021, Bộ môn Lý luận Chính trị - Khoa Khoa học Cơ bản – Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên đã tổ chức Tọa đàm Nghiên cứu khoa học với chủ đề “Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị theo chương trình mới trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 tại Trường Đại học Khoa học”.

Tới dự buổi toạn đàm có TS. Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng khoa Khoa học Xã hội và nhân văn, TS. Trịnh Thị Nghĩa – Trưởng Bộ môn Lý luận chính trị và các giảng viên Bộ môn Lý luận Chính trị, Bộ môn Thư viện.

Tại buổi tọa đàm, các giảng viên Bộ môn Lý luận chính trị trình bày các tham thuận đầy tâm huyết. Sau một thời gian thực hiện giảng dạy theo chương trình mới, theo hình thức mới, các giảng viên đã phân tích rất rõ thực trạng việc học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên: Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Tư tưởng Hồ chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên. Từ đó, các thầy cô đề xuất các giải pháp phù hợp với thực trạng nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị tại Trường.

Đại biểu – TS. Nguyễn Minh Tuấn – với tinh thần đồng hành cùng các giảng viên Bộ môn Lý luận chính trị - cũng có những tham góp rất chân thực và tâm huyết với việc nâng cao chất lượng dạy và học Bộ môn Lý luận chính trị trong Nhà trường.

Một số giải pháp thiết thực đã được đưa ra trong buổi tọa đàm và được các giảng viên cùng tham gia, góp ý, thảo luận để có thể có được những giải pháp phù hợp nhất, hiệu quả nhất.

Đối với giảng viên

- Nêu cao ý thức trách nhiệm của giảng viên giảng dạy các học phần lý luận chính trị. Thực hiện nghiêm túc quy chế giảng dạy về nội dung chương trình, thời lượng, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, tạo không khí thoải mái cho người học thêm yêu thích môn học v.v..; cần phải xây dựng nội dung chương trình với việc áp dụng học tín chỉ một cách hợp lý

- Xây dựng đội ngũ GV giảng dạy chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, theo hướng GV được đào tạo chuyên ngành nào, giảng dạy môn học đó, xây dựng đội ngũ GV riêng cho từng môn học, đảm bảo tỷ lệ GV trên tổng số sinh viên theo học. Kết hợp giữa sắp xếp GV giảng dạy đúng chuyên môn với việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các GV LLCT, đảm bảo lực lượng GV cơ hữu cho từng môn học.

- Đổi mới phương pháp dạy học các môn LLCT theo hướng tích cực, phát huy tính chủ động của người học, gắn dạy kiến thức với phát huy kỹ năng (cứng và mềm) cho sinh viên; đảm bảo yêu cầu dạy và học trong điều kiệndịch bệnh, bình thường mới, bình thường.

- Vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên; Phải sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại, khai thác tối đa tính ưu việt của công nghệ thông tin để hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu và giảng dạy.Tích cực phát huy ưu thế của thời đại số, khai thác có chọn lọc các nguồn dữ liệu đa dạng, từ bài giảng, giáo án, giáo trình, tài liệu tham khảo, các audio, video; tin bài vốn rất phong phú trên mạng internet đề phục vụ cho bài giảng thêm sinh động;

- Tự học tự bồi dưỡng chuyên môn, mở rộng kiến thức, phát triển năng lực nhà giáo trong từng bài giảng để nội dung nào phương pháp đó; gắn lý luận với thực tiễn; dành nhiều thời gian cho phần hỏi đáp, liên hệ thực tiễn, vận dụng các kiến thức lý luận chính trị trong hoạt động thực tiễn của sinh viên.

- Đổi mới cách thức làm việc giữa giảng viên và sinh viên, phát huy vai trò chủ thể của người học thông qua các phương pháp làm việc nhóm, trò chơi khoa học, công não, lập kế hoạch… giúp sinh viên hứng thú, tập trung và phản ứng nhanh với khối lượng kiến thức đã tiếp nhận; giảng viên cho bài tập thường xuyên tất cả các buổi học và có hạn nộp bài trên teams. Việc này rất quan trọng vì giúp sinh viên củng cố kiến thức đồng thời nâng cao tinh thần chủ động trong học tập.

- Chủ động và tích cực hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu, coi đó là một nhiệm vụ giảng viên phải thực hiện khi giảng dạy trực tuyến hiện nay.

- Thường xuyên đổi mới hình thức đánh giá, kiểm tra của sinh viên để phù hợp với bối cảnh đào tạo trực tuyến. Ngoài việc sử dụng linh hoạt các hình thức thi, giáo viên xây dựng những bộ câu hỏi thi mở, phát huy năng lực chủ động sáng tạo và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của người học.

Đối với sinh viên

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả, học tập các môn LLCT trong điều kiện đào tạo trực tuyến hiện nay, bản thân sinh viên cần:

- Rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu của bản thân.

- Lựa chọn phương pháp học tập thích hợp, phát triển năng lực học tập để “biến tri thức của người khác thành của mình”.

- Chuẩn bị tốt các thiết bị để phục vụ cho học trực tuyến: Điện thoại thông minh, máy tính, mạng internet, tốc độ đường truyền.

- Trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin thật tốt để xử lý các vấn đề trong kiểm tra, thi cuối kỳ; làm bài tập, bài thảo luận, trình chiếu pownt point, về mạng…

- Hiểu rõ về nội dung chương trình của chuyên ngành đào tạo, nắm chắc quy chế đào tạo; nắm vững mục tiêu môn học cũng như mục tiêu của từng bài; xây dựng kế hoạch học tập phù hợp và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đó.

- Tăng tính chủ động trong việc lĩnh hội tri thức bằng cách chuẩn bị bài trước khi giờ học bắt đầu.

- Rèn luyện tư duy phản biện trong việc học các học phần lý luận chính trị nhất là trong bối cảnh hiện nay.

- Xác định động cơ, mục học tập đúng đắn từ đó phải quyết tâm thực hiện những mục tiêu trung hạn, dài hạn.

Bài: Trịnh Hiên, Đinh Hiển; Ảnh: Lê Sự

Dưới đây là một số hình ảnh buổi tọa đàm


Khoa Khoa học cơ bản

(0208).3648.433

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 21