Đề cương môn Giáo dục thể chất 1 (dành cho Sinh viên toàn Đại học Khoa học)
[ 07/02/2017 00:00 AM | Lượt xem: 2846 ]

ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN  

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

Đề cương môn học: Giáo dục thể chất 1 – Đại học khoa học

Bộ môn: GDTC

1. Thông tin về giảng viên

Họ và tên: Đô Thái Phong

Chức danh: Trưởng bộ môn GDTC

Thời gian, địa điểm làm việc: Trường Đại học khoa học

Địa chỉ liên hệ: Xóm nước hai, xã Quyết thắng, TP Thái Nguyên

Điện thoại: 0985892018 mail:

Các hướng nghiên cứu chính: Kỹ thuật môn Điền Kinh

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Điền Kinh

- Mã môn học: PHE 131.

- Số tín chỉ: 1 + Lý thuyết: 2 tiết + Thực hành: 28 tiết

- Môn học: + Bắt buộc: x + Lựa chọn:

- Các môn học tiên quyết:

- Các môn học kế tiếp: Bóng rổ

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Lý thuyết: 2 Tiết,

+ Thực hành: 28 tiết

- Giờ tự học của sinh viên: ngoại khóa

- Địa chỉ khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn GDTC - Khoa khoa học cơ bản

3. Mục tiêu của môn học:

3.1. Kiến thức:

- SV nắm được kiến thức cơ bản về môn học Điền Kinh.

- SV biết thực hành kỹ thuật động tác.

3.2. Kỹ năng:

- Thể dục là phương tiện cơ bản của nội dung GDTC nhằm phát triển các năng lực vận động, các tố chất thể lực và các phẩm chất tâm lý để hoàn thiện thể chất, làm tiền đề cho việc học tập- rèn luyện của sinh viên

- SV biết và vận dụng phương pháp trọng tài, tổ chức thi đấu, biết vận dụng bài tập để rèn luyện, nâng cao sức khoẻ.

3.3. Thái độ, chuyên cần:

Thấy được vai trò quan trọng của môn học Giáo dục thể chất trong học tập ngoại ngữ, từ đó có ý thức học tập tốt, yêu thể dục thể thao. Trên cơ sở đó mới đảm bảo được sức khoẻ để học tốt các môn học khác

4. Tóm tắt nội dung môn học:

- Lý thuyết : Trang bị cho sinh viên những kiến thức về lịch sử môn học, vị trí tác dụng của môn học Điền Kinh trong hệ thống giáo dục thể chất, nguyên lý kỹ thuật môn Điền Kinh

- Thực hành: Trang bị cho sinh viên những kỹ thuật cơ bản của môn học, các kỹ thuật nâng cao, các bài tập phát triển thể lực, phương pháp trọng tài và thi đấu, các biện pháp phòng ngừa và khắc phục sai sót trong quá trình học tập.

5. Nội dung chi tiết môn học:

5.1: Sơ lược lịch sử phát triển, nguyên lý cơ bản, đặc điểm, tác dụng của môn Điền Kinh

5.2 : - Xây dựng khái niệm cơ bản kỹ thuật chạy cự ly ngắn

- Một số điều luật cơ bản trong thi đấu Điền Kinh

5.3: Kỹ thuật khởi động chung và chuyên môn

Dạy các kỹ thuật bổ trợ:

+ Bước nhỏ + Đạp sau + Nâng cao đùi

Chạy giữa quãng:

+ Đánh tay tại chỗ + Kỹ Thuật bước chạy

5.4: Kỹ thuật xuất phát – chạy lao sau xuất phát

+ Kỹ thuật đóng bàn đạp

+ Kỹ thuật xuất phát thấp

+ Kỹ thuật chạy lao sau xuất phát

5.5: Kỹ thuật chạy lao - chạy giữa quãng

5. 6: Kỹ thuật chạy về đích

5. 7: Hoàn thiện kỹ thuật

5.8 : Kiểm tra giữa kỳ

5.9: Ôn tập + Nâng cao thể lực

6. Tài liệu tham khảo:

- Giáo trình Điền kinh - Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Đại Dương

NXB. TDTT HÀ NỘI - 2006.

- Ngân hàng câu hỏi và đáp án môn Điền kinh – biên soạn: Bộ môn Điền kinh trường ĐH TDTT Bắc Ninh. NXB.TDTT HÀ NỘI – 2009.

- Luật Điền Kinh. NXB.TDTT HÀ NỘI – 2001.

7. Hình thức tổ chức dạy học:

7.1. Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)

Hình thức tổ chức dạy học môn học:

Nội dung

Lên lớp

Tự học

Tổng

Lý thuyết

Bài tập

Thực hành

Thảo luận

5.1

2

4

5. 2

4

5.3

3

3

5.4

5

5

5.5

3

3

5.6

3

3

5.7

5

5

5.8

2

2

5.9

7

7

Tổng

2

28

30 tiết

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể :

Tuần

Hình thức

lên lớp

Nội dung

Chuẩn bị cuả SV

Số tiết

1

Lý thuyết

Sơ lược lịch sử phát triển, nguyên lý cơ bản, đặc điểm, tác dụng của môn Điền kinh

- Trang phục đúng quy định

- Có tài liệu đọc

1

2

Lý thuyết

- Xây dựng khái niệm cơ bản kỹ thuật chạy cự ly ngắn 100m

- Một số điều luật cơ bản trong thi đấu Điền Kinh

- Trang phục đúng quy định

- Đọc trước tài liệu đã phát

1

3

Thực hành

Kỹ thuật khởi động chung và chuyên môn

- Dạy các kỹ thuật bổ trợ:

+ Bước nhỏ

+ Đạp sau

+ Nâng cao đùi

- Chạy giũa quãng:

+ Đánh tay tại chỗ

+ Kỹ Thuật bước chạy

- Trang phục đúng quy định

- Thực hành ngoại khóa các nội dung đã học

3

4

Thực hành

Kỹ thuật xuất phát – chạy lao sau xuất phát

+ Kỹ thuật đóng bàn đạp

+ Kỹ thuật xuất phát thấp

+ Kỹ thuật chạy lao sau xuất phát

- Trang phục đúng quy định

- Thực hành ngoại khóa các nội dung đã học

3

5

Thực hành

Kỹ thuật chạy lao - chạy giữa quãng

- Trang phục đúng quy định

- Thực hành ngoại khóa các nội dung đã học

2

6

Thực hành

Ôn tập: Xuất phát – chạy lao – chạy giữa quãng

- Trang phục đúng quy định

- Thực hành ngoại khóa các nội dung đã học

3

7

Lý thuyết

Kiểm tra giữa kỳ

- Trang phục đúng quy định

- Thực hành ngoại khóa các nội dung đã học

2

8

Thực hành

Kỹ thuật chạy về đích: vai – ngực

- Trang phục đúng quy định

- Thực hành ngoại khóa các nội dung đã học

3

9

Thực hành

Hoàn thiện kỹ thuật: XP – CL – GQ - VĐ

- Trang phục đúng quy định

- Thực hành ngoại khóa các nội dung đã học

3

10

Thực hành

Ôn tập: Hoàn thiện kỹ thuật

- Trang phục đúng quy định

- Thực hành ngoại khóa các nội dung đã học

2

11

Thực hành

Ôn tập +Nâng cao thể lực

- Trang phục đúng quy định

- Thực hành ngoại khóa các nội dung đã học

2

12

Thực hành

Ôn tập +Nâng cao thể lực

- Trang phục đúng quy định

- Thực hành ngoại khóa các nội dung đã học

3

13

Thực hành

Ôn tập +Nâng cao thể lực

- Trang phục đúng quy định

- Thực hành ngoại khóa các nội dung đã học

2

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên :

- Sinh viên không được nghỉ quá 6 tiết trong tổng số 30 tiết học phần

- Sinh viên phải làm đầy đủ bài tập, kiểm tra theo quy định

- 1 bài kiểm tra giữa kỳ: thực hành hoặc thi viết ( trắc nghiệm)

- Đủ các điều kiện trên thì được thi kết thúc học phần.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

9.1. Kiểm tra - đánh giá giũa kỳ(15%)

a. Điểm chuyên cần

- Trọng số: 15% trong kết quả môn học

- Hình thức: Đi học đầy đủ, tinh thần, thái độ học tập trên lớp của cá nhân

- Thời gian: Trong các giờ học

b. Kiểm tra, đánh giá định kỳ và giữa kỳ

- Trọng số: mỗi bài kiểm tra chiếm 15% trong kết quả môn học

- Hình thức: Thi thực hành hoặc viết( trắc nghiệm)

-Thời gian: Tuần thứ 7

9.2. Kiểm tra, đánh giá cuối kỳ (70%)

- Hình thức: Thi thực hành.

- Thời gian: Sau khi kết thúc môn học theo lịch của khoa.

Ban chủ nhiệm Khoa KHCB

          Trưởng bộ môn

Giảng viên


Khoa Khoa học cơ bản

(0208).3648.433

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 32