Bước 1: Đọc kĩ đề và xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Đây là bước rất quan trọng trong quá trình làm bài. Bởi nếu không đọc kĩ đề, thí sinh rất dễ làm sai yêu cầu và dẫn đến xác định sai vấn đề cần nghị luận. Nếu những bài làm như vậy, thí sinh sẽ khó đtạ điểm cao thậm chí mất điểm hoàn toàn. Trước hết khi đọc đề, các em nên gạch chân những từ/ cụm từ đặc biệt sau đó nhận định xem đây là dnagj bài thuộc nghị luận về Tư tưởng đạo lý hay Hiện tượng đời sống.


Bước 2: Xây dựng câu mở đoạn
- Đa số các em học sinh thường mắc ở phần này. Câu mở đoạn có thể dùng 1-3 câu để mở đoạn. Tuy nhiên nên gói gọi ý trong khoảng từ 1-2 câu tránh diễn đạt dài dòng lan man.
- Nêu viết theo hướng nêu nội dung khái quát rồi dẫn vào câu nói hoặc vấn đề nghị luận.

Bước 3: Xây dựng phần thân đoạn
Vẫn bao gồm các thao tác cơ bản như khi làm bài văn nghị luận xã hội:
- Giải thích
- Phân tích
- Bàn luận
- Chứng minh
Lưu ý khi giải thích các tư/ cụm từ cần lựa chọn từ ngữ gần gũi, ngắn gọn đơn giản và làm rõ nghĩa của từ. Bàn luận vấn đề nên đưa ra những câu hỏi để được trả lời như: Vì sao? Cách giải quyết? Hậu quả? Đồng thời các dẫn chứng phải phù hợp, chính xác tuyệ đối tránh tình trạng sáo rỗng, xa sự thật. Đặc biệt, học sinh nên có thêm phần liên hệ mở rộng vấn đề và rút ra bàn học cho bản thân để thể hiện quan điểm, suy nghĩ cá nhân tạo dấu ấn riêng cho bài viết của mình.

Bước 4: Viết câu kết đoạn
- Nếu kết đoạn bằng một câu danh ngôn hay câu nói nổi tiếng được nhiều người biết đến. Kiểu kết đoạn này đễ gây được thiện cảm với người chấm và thể hiện được sự hiểu biết kiến thức của thí sinh.
- Kết đoạn cần đảm bảo cô đọng được nội dung của đoạn, thể hiện được ý kiến cá nhân trong đó.
 

Gợi ý cách phân chia bố cục đoạn văn dựa trên số câu:
Mở đoạn: 1-3 câu
Thân đoạn:
Giải thích: 4-5 dòng
Phân tích + Bàn luận: 12 dòng
Mở rộng vấn đề: 4 dòng
Bài học liên hệ: 4-5 dòng
Kết đoạn: 2 dòng ( Đôi khi có thể dùng phần liên hệ bản thân để kết đoạn luôn)
Đoạn văn 200 chữ tương đương với 20 dòng trên mặt giấy thi.