Thời gian: 120 phút
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tôi là viên đá mọn không tên
Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên
Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng.
Tôi yêu bản hùng ca không tắt
Mà lời ca sang sảng những tên người
Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi
Thân trai trẻ vì nhân dân làm giá súng.
Phan Đình Giót như một hòn núi lớn
Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai
La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay
Đã chặt đứt cánh tay mình xông tới.
Lý Tự Trọng đầu không hề chịu cúi
Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du
Chị Sáu ơi! Bông hoa chị cài đầu
Còn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo
(Vương Trùng Dương)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu 2: Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính? Tác dụng.
Câu 3: Hình ảnh Lý Tự Trọng “ra pháp trường còn đọc Nguyễn Du” và chị Võ Thị Sáu với “bông hoa chị cài đầu” gợi lên ý nghĩa gì?
Câu 4: Tại sao tác giả lại xem mình là “viên đá mọn không tên”
Từ những tấm gương Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu… trong đoạn thơ ở phần I.Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn 200 từnói lên lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh và trách nhiệm của thanh niên hiện nay.
Làm rõ những nét mới trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước qua đoạn trích sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm , Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2015)
————————-
Thầy Phan Danh Hiếu
Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 19