TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG GIẢNG DẠY MÔN HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
[ 12/10/2012 14:50 PM | Lượt xem: 4312 ]

TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG GIẢNG DẠY MÔN HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

( Bài viết đăng trên Tạp chí KH&CN – ĐHTN, Số 94, tháng 6/2012)

 

                    Th.S Cao Thị Phương Nhung  - Bộ môn Lí luận chính trị, Khoa KHCB

Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

 

Tóm tắt: Trong hệ thống các phương pháp dạy học ở nước ta, phương pháp thuyết trình (PPTT) là phương pháp truyền thống đã, đang và sẽ vẫn là phương pháp được sử dụng cả trong khoa học xã hội lẫn trong khoa học tự nhiên. Đặc biệt phương pháp này đã phát huy được vai trò trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tuy nhiên, hiện nay do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ thì PPTT đã bộc lộ nhiều hạn chế. Để phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của PPTT,  phát huy tính tích cực học tập của người học chúng tôi đã cố gắng tích cực hóa PPTT trong quá trình giảng dạy môn học này bằng cách làm cho người học nắm được mục tiêu yêu cầu bài giảng, tăng cường hướng dẫn sử dụng tài liệu cho người học, thuyết trình kết hợp với sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, kết hợp nhuần nhuyễn thuyết trình với các phương pháp dạy học tích cực khác. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh việc tích cực hóa PPTT giúp cải thiện rõ rệt thái độ và kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học (ĐHKH) – Đại học Thái nguyên.

Từ khóa: Phương pháp, phương pháp thuyết trình, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, sinh viên, trường Đại học Khoa học.


Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên, nâng cao chất lượng dạy học là một nhiệm vụ lớn mà Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục giao phó cho giáo viên, giảng viên ở nước ta hiện nay và giảng viên Chính trị - trường ĐHKH cũng không đứng ngoài nhiệm vụ đó.

Trong hệ thống phương pháp dạy học ở nước ta, phương pháp thuyết trình (PPTT) là phương pháp truyền thống, ra đời từ rất sớm. PPTT là phương pháp mà trong đó giảng viên sử dụng ngôn ngữ và hành động để truyền đạt, thuyết minh, trình bày làm sáng tỏ một nội dung khoa học cụ thể, nhằm hoàn thành được nhiệm vụ và mục tiêu dạy học. Trước đây, PPTT là phương pháp luôn được các giảng viên Chính trị, trường ĐHKH ưu tiên sử dụng trong giảng dạy môn học NNLCBCCNMLN có nhiều ưu điểm, phù hợp với tri thức đặc thù của môn học này: Thứ nhất, môn học NNLCBCCNMLN có lượng tri thức trừu tượng, tính khái quát cao với hệ thống các phạm trù, khái niệm, nguyên lý nhiều. Do đó, chỉ PPTT với thời gian định lượng, người thày diễn đạt lưu loát, rõ rằng, dễ hiểu, phù hợp trình độ nhận thức của của sinh viên mới thực hiện được. Thứ hai, NNLCBCCNMLN là một học thuyết mở, thông tin trong sách giáo trình thường lạc hậu hơn so với sự phát triển hiện tại của xã hội. Do đó, sử dụng PPTT giúp giảng viên cung cấp cho sinh viên nhiều thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau mà sinh viên phải mất rất nhiều thời gian tìm hiểu mới tổng hợp được. Thứ ba, với PPTT, giảng viên bằng ngữ điệu, âm thanh, sự biểu cảm sẽ có khả năng lôi cuốn, kích thích sự tập trung, chú ý, phát triển trí nhớ và óc tưởng tượng, đồng thời có tác dụng giáo dục niềm tin, tình cảm cao đẹp cho sinh viên. Thứ tư, hiện nay trường Đại học Khoa học thường xếp từ 80 – 125 sinh viên/ lớp học môn NNLCBCCNMLN, các phương tiện dạy học như máy chiếu,...vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu. Do đó, với số sinh viên đông, thiếu phương tiện dạy học, PPTT tỏ ra có ưu thế hơn các phương pháp khác. Nhưng hiện nay do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ thì phương pháp thuyết trình đã bộc lộ nhiều hạn chế của nó : làm cho sinh viên chấp nhận một cách thụ động các kiến thức mà giảng viên cung cấp. Sinh viên không có cơ hội để thể hiện năng lực và kỹ năng thuyết trình của mình; sử dụng thuyết trình làm cho giảng viên dễ rơi vào trạng thái độc thoại, không thu được thông tin phản hồi từ người học. Người dạy chóng mệt mỏi, người học dễ rơi vào trạng thái nhàm chán. Tiếp nữa là tính cá thể hoá thấp vì đây là phương pháp dùng chung cho cả lớp; PPTT không phù hợp với đào tạo kỹ năng. Song, với những tri thức đặc thù của môn học NNLCBCCNMLN nêu trên thì PPTT vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo. Nhằm phát huy được những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của PPTT, phát huy tính tích cực học tập của người học, chúng tôi đã cố gắng tích cực hóa PPTT trong quá trình giảng dạy môn học này nhằm kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên, nâng cao hiệu quả học tập của các em bằng cách làm cho các em nắm được mục tiêu yêu cầu bài giảng, thuyết trình kết hợp với sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, kết hợp nhuần nhuyễn thuyết trình với các phương pháp dạy học tích cực khác. Đó là:

* PPTT kết hợp với phương pháp đàm thoại (PPĐT): PPĐT là quá trình tương tác giữa giảng viên với sinh viên, được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được giảng viên và người học đặt ra. Kết quả là dưới sự dẫn dắt của giảng viên, người học thể hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình, khám phá, lĩnh hội được đối tượng học tập. Phương pháp này kích thích tư duy độc lập của người học, giúp người học hiểu nội dung học tập hơn là học vẹt, học máy móc. Khuyến khích, lôi cuốn người học vào môi trường học tập, tạo không khí sôi nổi trong lớp. Cho phép người học hình thành và phát triển kỹ năng nói, diễn đạt ý tưởng của mình, tạo cơ hội để họ tự học hỏi lẫn nhau.

Sử dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học NNLCBCCNMLN có tác dụng định hướng người học vào nội dung bài học; tạo ra sự chú ý của sinh viên và không khí học tập của lớp; kích thích tư duy, kiểm tra được mức độ tri thức và kỹ năng của sinh viên, dẫn dắt họ tìm kiếm kết quả học tập.

* PPTT kết hợp với phương pháp nêu vấn đề (PPNVĐ): PPNVĐ là phương pháp dạy học trong đó giảng viên tạo ra tình huống có vấn đề, tự giác, tích cực hoạt động giải quyết tình huống, thông qua đó lĩnh hội tri thức, phát triển kỹ năng và đạt được các mục đích dạy học khác. Phương pháp này có ưu điểm là kích thích tư duy, phát huy tính tích cực, sáng tạo và hứng thú cho sinh viên. Giúp sinh viên vừa khám phá ra tri thức mới vừa nắm bắt được phương pháp chiếm lĩnh tri thức. Rèn luyện cho sinh viên niềm tin vào tri thức do mình khám phá ra; hình thành phát triển cho họ tác phong mạnh dạn, tự tin, độc lập trong học tập. Người dạy thu được thông tin phản hồi từ người học một cách nhanh chóng.

* PPTT kết hợp với trực quan (TQ): TQ là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, các đồ dùng, các phương tiện kỹ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới ôn tập nhằm mục đích minh hoạ, củng cố, hệ thống hoá và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Trong quá trình giảng dạy môn học NNLCBCCNMLN, giảng viên có thể minh hoạ bằng bản mẫu, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung các nhà khoa học, băng video… Phương pháp dạy học trực quan góp phần phát huy tính tích cực nhận thức của người học. Huy động sự tham gia của nhiều giác quan kết hợp với lời nói sẽ tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu, làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, khơi dậy ý muốn khám phá, lĩnh hội tri thức của người học.

* PPTT kết hợp với phương pháp hướng dẫn sử dụng tài liệu: Giáo trình là phương tiện dạy học quan trọng để giảng viên chuẩn bị tiến hành dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Với sinh viên, giáo trình và tài liệu học tập là phương tiện để chuẩn bị bài, làm bài tập và tự học. Vì vậy, hướng dẫn sử dụng giáo trình và tài liệu học tập một cách hợp lý là phương pháp dạy học hiệu quả. Tài liệu học tập được chia thành nhiều loại tuỳ theo tính chất, chức năng riêng biệt của nó. Thông thường sinh viên sử dụng các tài liệu học tập như: Sách giáo trình môn học: là tài liệu học tập cơ bản, chính thống, bắt buộc. Ngoài ra còn có tài liệu hướng dẫn học tập, tài liệu tham khảo, tạp chí, sách chuyên ngành, tài liệu điện tử. Ưu điểm của phương pháp hướng dẫn sử dụng tài liệu là phát triển kỹ năng đọc sách, góp phần phát triển kỹ năng tìm kiếm thông tin, tra cứu tài liệu trong thư viện và rèn luyện kỹ năng đánh giá tính chính xác, chân thực của thông tin. Cho phép sinh viên học theo tốc độ riêng tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi người.

* PPTT với phương pháp thảo luận nhóm (PPTLN):PPTLN là phương pháp dạy học trong đó lớp học được chia thành nhiều nhóm nhỏ để các thành viên trong nhóm tích cực, chủ động, nghiên cứu, thảo luận các nhiệm vụ học tập để đạt được mục tiêu học tập dưới sự hướng dẫn điều khiển của giảng viên. Phương pháp này tạo không khí lớp học sôi nổi, phát triển cho người học khả năng diễn đạt, trao đổi thẳng thắn, dân chủ, cởi mở. Tạo cơ hội để các thành viên trong nhóm học hỏi lẫn nhau, đồng thời làm quen, trao đổi, hợp tác với nhau, hình thành thói quen tương tác trong học tập. Tạo yếu tố kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm với nhau. Tạo cho giảng viên có thông tin phản hồi của người học.

* PPTT kết hợp với phương pháp vận dụng tri thức liên môn: trong dạy học môn NNLCBCCNMLN, giảng viên vận dụng tri thức các môn học khác nhau để giảng dạy. Để sinh viên hiểu sâu sắc hơn tri thức bài học, giảng viên sử dụng nhiều thao tác, thủ pháp sư phạm nhằm tái hiện, liên kết những tri thức vốn có của sinh viên và đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với tri thức bài học, người học liên hệ và dần dần hiểu được bài học dưới sự hướng dẫn của thầy, cô. Đây chính là sự kết hợp khéo léo giữa hai phương pháp: thuyết trình và sử dụng tri thức liên môn. Tuy nhiên, PPTT vẫn là chủ đạo, tri thức liên môn là phương tiện, là cầu nối để người học đến với những tri thức mới trong bài học. Giữa PPTT và phương pháp vận dụng tri thức liên môn có quan hệ mật thiết với nhau, PPTT cần có vận dụng tri thức liên môn để bài thuyết trình thêm phần hấp dẫn và có tính thuyết phục cao. Phương pháp vận dụng tri thức liên môn có tác dụng như phương tiện để đi đến nội dung tri thức bài học.

Như vậy, để tích cực hóa PPTT trong giảng dạy môn học NNLCBCCNMLN, các giảng viên Chính trị, trường ĐHKH đã phải phối hợp phương pháp thuyết trình với các phương pháp khác để quá trình dạy học đạt kết quả cao hơn. Để kiểm tra hiệu quả của việc phối hợp các phương pháp trong giảng dạy môn học này tôi đã tiến hành thực nghiệm và thu được kết quả thực nghiệm như sau:

Tôi chọn lớp thực nghiệm là MLP151 - N.10 (125 sinh viên hệ chính quy) năm học 2011 - 2012; lớp đối chứng là MLP151 –N.05 (125 sinh viên hệ chính quy) năm học 2011 - 2012. Tôi tiến hành giảng dạy 02 lớp này với 02 hình thức: lớp thực nghiệm giảng dạy  tích cực hóa PPTT, lớp đối chứng sử dụng thuần túy PPTT. Ngay sau khi kết thúc giờ dạy thực nghiệm, tôi đã tiến hành kiểm tra trình độ nhận thức của sinh viên để nhằm so sánh mức độ nhận thức giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng.

Thời gian kiểm tra và câu hỏi được sử dụng chung cho cả hai lớp, đánh giá theo thang và chuẩn như nhau. Giám sát quá trình làm bài kiểm tra của sinh viên một cách chặt chẽ, để đảm bảo tính chính xác và khách quan. Sau khi kiểm tra, phát phiếu điều tra cho lớp thực nghiệm để đánh giá những biểu hiện tích cực của sinh viên trong giờ học có sử dụng PPTT theo hướng tích cực hoá.

Qua quá trình điều tra tôi có bảng số liệu sau:

Bảng 1: Điểm kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (đơn vị: %)

Lớp

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

TN

8

44.8

45.6

1.6

ĐC

1.6

25.6

64

8.8

Qua số liệu trên ta thấy về cơ bản tần xuất hội tụ của điểm kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự khác biệt tương đối rõ nét. Điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm là 52.8%, trong khi đó tỷ lệ này ở lớp đối chứng chỉ là 27.2%.

Như vậy, quá trình thực nghiệm sư phạm đã cho thấy rằng sau khi áp dụng PPTT theo hướng tích cực hoá thì trình độ nhận thức của lớp thực nghiệm được nâng lên. Điều đó thể hiện bằng điểm số của các sinh viên ngày càng cao theo chiều hướng tích cực. Đồng thời tiến hành phát phiếu điều tra cho sinh viên lớp thực nghiệm, tôi cũng thu được những kết quả đáng mừng.

Bảng 2: Mức độ hiểu bài của sinh viên trong giờ thực nghiệm

Mức độ hiểu bài

SL

TL (%)

rất hiểu

10

8

hiểu

56

44.8

chưa hiểu nhiều

59

47.2

không hiểu

0

0

Từ kết quả thu về ở trên cho thấy, số sinh viên yếu kém đã bắt đầu có chuyển biến và phản ứng tích cực với phương pháp mà giảng viên thực hiện trong giờ dạy. Kết quả này phản ánh khá phù hợp với kết quả bài kiểm tra sinh viên thực hiện sau giờ dạy thực nghiệm và cũng từ kết quả thu về qua việc đánh giá có thể khẳng định mức độ hiểu bài và nắm chắc bài giảng của sinh viên là khá cao nhờ có sự đổi mới phương pháp dạy học.

Bảng 3: Lí do hiểu bài của sinh viên trong giờ thực nghiệm

Lí do

SL

TL (%)

Phương pháp dạy

117

93.6

đọc giáo trình

08

6.4

kiến thức không trừu tượng

0

0

Số liệu điều tra trên một lần nữa chứng tỏ phương pháp dạy học ở lớp thực nghiệm đã kích thích tính tích cực, chủ động của người học cũng như sự hấp dẫn của phương pháp dạy học mới đã tạo được sự say mê, hào hứng của sinh viên.

Bảng 4 Thái độ học tập của sinh viên trong giờ học có vận dụng PPTT theo hướng tích cực

Thái độ

SL

TL (%)

tích cực, hứng thú,  ủng hộ

101

80.8

uể oải, chán nản, không chú ý

24

19.2

Kết quả trên cho thấy có đến 80,8% sinh viên có thái độ học tập tích cực trong giờ dạy có sử dụng PPTT theo hướng tích cực hoá, phần lớn họ đều thể hiện sự đồng tình, ủng hộ giảng viên khi sử dụng phương pháp giảng dạy mới. Kết quả đã thu được thêm một lần nữa để tôi khẳng định rằng dạy học bằng tích cực hoá PPTT không những đem lại hiệu quả cao trong quá trình nhận thức của sinh viên mà tạo điều kiện cho họ nắm chắc tri thức, tạo cho họ niềm say mê, hứng thú, từ đó họ tự xác định được động cơ học tập đúng đắn, nâng cao ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

Để tìm hiểu về tác dụng của PPTT theo hướng tích cực hoá, tôi tiếp tục điều tra sinh viên ở lớp thực nghiệm và thu được kết quả sau: 100% sinh viên đều cho rằng tích cực hoá PPTT giúp họ nắm chắc kiến thức hơn, tạo cho họ ý thức chủ động tự giác trong học tập, nghiên cứu khoa học, nâng cao niềm say mê, hứng thú với môn học, phát triển ở họ tính ham hiểu biết, tìm tòi và muốn khám phá tri thức mới. Không những thế, qua PPTT theo hướng tích cực hoá các sinh viên còn cho rằng họ có cơ hội được thể hiện mình, được trình bày các ý tưởng của mình, được tranh luận tập thể và rèn luyện cho họ kỹ năng thuyết trình trước đám đông.

Với câu hỏi anh (chị) thấy tiếp tục thực hiện tích cực hóa PPTT trong dạy học NNLCBCCNMLN là cần thiết hay không cần thiết? Tôi thu được kết quả sau:

Bảng 5: Mức độ cần thiết của việc tiếp tục thực hiện PPTT trong dạy học NNLCBCCNMLN:

Khoa Khoa học cơ bản

(0208).3648.433

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 3757896
Trong ngày:
Đang online: 103